Phát triển kinh tế với cây Mận Hậu ở bản vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Đăng ngày 19 - 05 - 2024
100%

Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đã nghiên cứu đề xuất đưa giống cây Mận hậu để thực hiện dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân. Đây là loại cây trồng dễ chăm sóc, có giá trị kinh tế cao, nhiều địa phương ở Sơn La và Mộc Châu đã thoát nghèo nhờ vào cây trồng này.

Nằm cách thị trấn huyện Thường Xuân tới 70 km và khá biệt lập với trung tâm xã, bản Vịn là một trong những bản làng xa nhất xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân và là bản vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ở vùng biên. Thời tiết, khí hậu ở bản Vịn quanh năm mát mẻ, về mùa đông sương mù bao phủ nên được ví như SaPa của địa phương. Là nơi sinh sống của đồng bào người Thái, từ trước tới nay đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con vẫn còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ hộ nghèo của Bản Vịn ở mức cao. Làm thế nào để xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người dân vùng đệm là điều Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên luôn luôn trăn trở.

Nhận thấy Bản Vịn có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đã nghiên cứu đề xuất đưa giống cây Mận hậu để thực hiện dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân. Đây là loại cây trồng dễ chăm sóc, có giá trị kinh tế cao, nhiều địa phương ở Sơn La và Mộc Châu đã thoát nghèo nhờ vào cây trồng này. Hiện tại trên thị trường Mận hậu có giá thành dao động từ 30 - 100 nghìn đồng/kg tùy vào thời điểm đầu vụ hoặc cuối vụ thu hoạch, vào mùa hoa mận nở sẽ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Với 172 hộ gia đình trong thôn tham gia mô hình trồng cây mận hậu, được Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản quả mận hậu cho các hộ. Kết quả, triên địa bàn thôn đã trồng tập trung được 20ha Mận hậu với mật độ 500 cây/ha. Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đã thường xuyên tăng cường chỉ đạo cán bộ kỹ thuật phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn Ban Quản lý thôn Vịn trong công tác chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hại và bảo vệ vườn Mận theo đúng quy trình kỹ thuật và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Đến nay, sau 03 năm trồng và chăm sóc cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, số quả hái được đã chia đều cho các hộ dân tham gia mô hình để hưởng thành quả. Bước đầu mô hình đã có kết quả và là tín hiệu tích cực để bà con mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch du lịch gắn với cây mận.

<

Tin mới nhất

Xét xử lưu động công khai vụ án "Vi phạm khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản"(01/07/2024 10:36 SA)

Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành - Bàn giao động vật hoang dã để cứu hộ, bảo tồn(27/06/2024 8:52 SA)

Trải nghiệm tuyến du lịch thác Cánh-suối Ngài tại Thôn Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước(21/06/2024 7:45 SA)

Tái thả số lượng lớn động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu – huyện Quan Hóa(17/06/2024 9:42 SA)

Kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm Ngải đen (Kaempferia parviflora...(11/06/2024 8:12 SA)

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn chủ động triển khai các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng...(06/06/2024 8:10 CH)

Kết quả thực hiện chương trình điều tra giám sát loài Mang bằng Bẫy ảnh tại Khu BTTN Pù Hu(04/06/2024 9:31 CH)

Công bố chứng chỉ rừng FSC cho 3.700, 72 ha diện tích rừng trên địa bàn Ban quản lý rừng phòng hộ...(04/06/2024 10:35 SA)

Tiềm năng nhân rộng kết quả nghiên cứu ứng dụng về loài Na rừng (Kadsura coccinea (Lem) A.C.Smith...(26/05/2024 2:36 CH)

Bảo tồn và phát triển để nâng tầm giá trị của Cây Chè San tuyết cổ thụ tại Bá Thước, Thanh Hóa.(22/05/2024 10:41 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
114 người đã bình chọn
°
837 người đang online