Tái thả số lượng lớn động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu – huyện Quan Hóa

Đăng ngày 17 - 06 - 2024
100%

Ngày 6/6/2024, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã cùng với Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên.

Trong thời gian qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu đã hợp tác cùng Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội thực hiện: Tái thả và cứu hộ ĐVHD; Tập huấn và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực cứu hộ,…

Từ các tài liệu nghiên cứu, các công bố khoa học hoặc thông qua điều tra bằng bẫy ảnh xác định các loài ĐVHD có phân bố tự nhiên tại Khu BTTN Pù Hu để lập kế hoạch tổ chức tái thả ngoài tự nhiên. Thực hiện Quyết định số 268/QĐ-SNN ngày 8/5/224 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội về việc tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên tại Khu BTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 6/6/2024, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã cùng với Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu tổ chức lựa chọn điều kiện tự nhiên phù hợp, nơi ít có nguy cơ xâm lấn và thuận lợi cho việc tái thả tại Khu BTTN Pù Hu bao gồm 15 loài với 72 cá thể động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IB, IIB và động vật Hoang dã thông thường như sau: Khỉ vàng (Macaca mulatta) (02), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), (02); Khỉ mốc (Macaca assamensis), (01); Culi lớn (Nictycebus bengalensis) (05); Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) (05); Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) (01); Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) (17); Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa) (01); Rùa hộp trán vàng miền bắc (Cuora galbinifrons) (07); Rùa Sa nhân (Cuora mouhotii) (18); Diều hâu (Milvus migramns) (01); Họa mi (Garrulax canorus) (02); Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) (02); Khướu đầu trắng (Garrulax leucolophus) (02); Sáo mỏ ngà (Acridotheres cristatellus) (08) tại Tiểu khu 111, 112 xã Trung Lý, huyện Mường Lát; Tiểu khu 92, xã Hiền Kiệt và Tiểu khu 102, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa. Đây là lần đầu tiên, Khu BTTN Pù Hu phối hợp tổ chức tái thả số lượng và thành phần các loài ĐVHD lớn nhất từ trước đến nay tại.

Gà lôi trắng (con đực và con cái) (Lophura nycthemera)

Cu li lớn (Nictycebus bengalensis)

Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)

Diều hâu (Milvus migramns)

Khỉ mốc (Macaca assamensis)

Hoạt động cứu hộ và tái thả ĐVHD trở lại tự nhiên luôn có mối quan hệ mật thiết trong công tác bảo tồn thiên nhiên, nhằm khôi phục các quần thể, cân bằng hệ sinh thái đảm bảo đa dạng sinh học trên diện tích rừng tại Khu bảo tồn. Sự tái thả các loài ĐVHD hôm nay là một trong nhiều nỗ lực của Khu BTTN Pù Hu trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học trên diện tích được giao quản lý hiện nay.

<

Tin mới nhất

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn triển khai Kế hoạch làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng trồng...(20/01/2025 8:45 SA)

Hình thành vùng Lim xanh lớn tại khu vực rừng trồng dự án JICA 2, huyện Như Thanh(20/01/2025 8:05 SA)

Hình ảnh hiếm thu được về đàn Gấu ngựa (Ursus thibetanus) trong tự nhiên tại BTTN Pù Hu(06/01/2025 2:43 CH)

Tín hiệu cho sự phát triển đối với Động vật hoang dã trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu(25/11/2024 4:31 CH)

Tăng cường tuyên truyền bảo vệ rừng, giám sát việc xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính...(20/11/2024 2:35 CH)

Công tác bảo vệ chim hoang dã, chim di cư(20/11/2024 2:32 CH)

Trạm Kiểm lâm Hoằng Kim thuộc Hạt Kiểm lâm Ven Biển hướng dẫn chủ rừng xã Hoằng Trường, huyện...(20/11/2024 2:29 CH)

Hội nghị tổng kết việc thực hiện Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng(11/11/2024 8:22 CH)

Tái thả động vật hoang dã về tự nhiên tại Khu BTTN Xuân Liên(03/11/2024 3:39 CH)

Tuyên truyền bảo vệ động thực vật hoang dã, bảo vệ các loài Rái cá nguy cấp, quý hiếm(03/11/2024 3:36 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
148 người đã bình chọn
°
928 người đang online