Ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế của đề tài nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm ngao dầu tại Thanh Hóa

Đăng ngày 30 - 07 - 2024
100%

Nghề nuôi nhuyễn thể xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960, nhưng được phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn 10 năm qua, đã mang lại nguồn thu lớn, không chỉ góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho các địa phương. Các đối tượng nuôi chính bao gồm hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), tu hài (Lutraria philippinarum), vẹm xanh (Perna viridis), trai ngọc (Pinctada sp.), trai ngọc nước ngọt (Hyriopsis sp.), ngao dầu (Meretrix meretrix) và ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) ở miền Bắc. Miền nam, chủ yếu nuôi 3 đối tượng là ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) ở Bến Tre, Tiền Giang và sò huyết (Anadara granosa) ở Kiên Giang và hàu tròn Belcheri (Crassostrea belcheri) ở Cần Giờ, Đồng Nai, Vũng Tàu.

          Theo định hướng của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nuôi nhuyễn thể theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích và trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam chiếm lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đề án phát triển thủy sản tỉnh Thanh Hoá gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó: Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ là 5.100 ha; trong đó, diện tích nuôi chuyên canh tôm thẻ chân trắng là 1.000 ha, nuôi ngao là 1.000 ha, nuôi bãi triều, ao đầm là 3.100 ha. Diện tích nuôi lồng bè là 315.000 m3 (tương đương khoảng 2.600 lồng nuôi/90 ha mặt nước). Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 145,0 triệu USD; giá trị sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 6.446 tỷ đồng.

Trong những năm qua, nuôi nhuyễn thể ở Thanh hóa có 2 đối tượng chủ lực là  ngao Bến Tre và hàu Thái Bình Dương, là loài nhuyễn thể di nhập phát triển nhanh, mạnh, hình thức nuôi  thâm canh đã dần thay thế hình thức nuôi truyền thống. Nhờ vậy mà sản lượng ngao Bến Tre, hàu Thái Bình Dương tăng lên đáng kể, đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt vùng triều ven biển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, nghề nuôi ngao Bến Tre, hàu Thái Bình Dương hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mà một trong những nguyên nhân chính là mật độ giống thả nuôi cao, chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, bên cạnh đấy môi trường ven biển diễn biến phức tạp, biến động, là nguyên nhân sảy ra dịch bệnh, giá trị kinh tế của ngao Bến Tre, hàu Thái Bình Dương thấp,  hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, với giá thành sản phẩm ngao Bến Tre từ 7000 đ – 8000 đ/kg sau 18 tháng nuôi từ giống cấp I và giá bán 12.000 – 13.000 đ/kg, lợi nhuận khoảng 150 – 200 triệu/ha.

          Ngao dầu (Meretrix meretrix) là một trong những loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, giá trị thương mại hiện nay trên thị trường từ 70.000 – 100.000 đ/kg tùy cỡ ngao thương phẩm, tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về sinh sản cũng như nuôi thương phẩm về loài nhuyễn thể này và hiện nay sản lượng ngao dầu phân bố ngoài tự nhiên đang có nguy cơ biến mất bởi các loài nhuyễn thể di nhập là ngao Bến Tre. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa” có ý nghĩa rất quan trọng,làm cơ sở để xây dựng dự án sản xuất thử nghiệm giống ngao dầu và nuôi thương phẩm quy mô lớn, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ven biển.

          Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa”, tại Trại thực ngiệm - Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi đã thực hiện đạt được các chỉ tiêu sản xuất được 6.098.000 ngao giống cấp 2 và nuôi thử nghiệm 75.000 cá thể từ nguồn giống sinh sản nhân tạo của đề tài đã nuôi thử nghiệm đạt 370 kg ngao dầu thương phẩm kích cỡ 41,24 mm, 31,57 g/con, tương đương 32 con/kg, đạt tỷ lệ sống 15,9%. Kết quả này có ý nghĩa khoa học rất quan trọng trong việc trong việc tổ chức sản xuất giống và nuôi thương phẩm đại trà loài ngao dầu là loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ biến mất.

          Với kết quả bước đầu của đề tài nghiên cứu quy mô thử nghiệm nuôi 75.000 cá thể ngao dầu giống cấp 2 làm thí nghiệm trên diện tích 500msau 18 tháng nuôi đã ra sản phẩm ngao thương phẩm trong ao đạt sản lượng 370 kg cỡ ngao 32 con/kg giá trị thương mại ước đạt 30.000.00 – 35.000.000 đồng / 500 m2, sau khi trừ chi phí lợi nhuân gấp 1.5 - 2 lần so với nuôi ngao Bến Tre.

Thành công từ đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thử nghiệm ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 1758) thương phẩm tại Thanh Hóa” đã góp phần bảo tồn giống loài ngao dầu quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, từng bước đa dạng hoá đối tượng nuôi, cải thiện môi trường ven biển. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm, mở rộng quy mô sản xuất, hướng tới tạo vùng sản xuất tập trung có thương hiệu, kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để chủ động đầu ra góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngư dân ven biển.

<

Tin mới nhất

Một số lưu ý khi trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi gia súc(05/09/2024 8:28 SA)

Hướng dẫn xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến và phương án ứng phó với lũ lớn vượt tần suất thiết kế(28/08/2024 10:35 SA)

PHƯƠNG ÁN Tổ chức 04 Phiên chợ giới thiệu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024(28/08/2024 10:32 SA)

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm(21/08/2024 10:59 SA)

Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan(21/08/2024 10:52 SA)

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép theo chuỗi liên kết(13/08/2024 9:55 SA)

Hiệu quả bước đầu mô hình “Thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị”(07/08/2024 11:15 SA)

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai mô tại một số huyện miền núi(30/07/2024 8:11 CH)

Ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế của đề tài nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi...(30/07/2024 8:06 CH)

Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng cao su tại BQL rừng phòng hộ Sông Chàng(24/07/2024 9:19 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
126 người đã bình chọn
°
1717 người đang online