Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng cao su tại BQL rừng phòng hộ Sông Chàng

Đăng ngày 24 - 07 - 2024
100%

Cao su là một loài cây có lịch sử gắn bó với mảnh đất Việt Nam khá lâu, được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây cao su có tốc độ phát triển rất nhanh, sau khi trồng khoảng từ 5 – 6 năm là có thể cho khai thác mủ. Thời gian cho khai thác mủ cũng kéo dài khoảng trên 20 năm. Sau khi kết thúc chu kỳ khoảng 25 – 30 năm, từ thân đến rễ cây cao su được khai thác dùng cho chế biến các sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng hiện có 173 ha diện tích trồng cao su; Đơn vị thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các hộ  chăm sóc tốt diện tích rừng trồng, diện tích Cao su theo đúng kỹ thuật. Qua khảo sát giá mủ cao su tại BQL rừng phòng hộ Sông Chàng được thương lái thu mua của các hộ nhận khoán dao động từ 17-23 nghìn đồng/Kg (do giá mủ cao su hiện nay xuống thấp), thu nhập ước tính khoảng 27 triệu đồng/ha/năm, với thời gian khai thác là 8 tháng/ năm; Cây cao su đã cho hiệu quả kinh tế cao tại đơn vị góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân nhận khoán trong lâu dài. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại do thời tiết mưa nhiều kéo theo nhiều bệnh trên cây cao su, cũng như một số hộ dân chưa nắm kỹ quy trình kỹ thuật các biện pháp chăm sóc mủ cây cao su dẫn đến năng xuất và chất lượng mủ giảm. Trước tình hình trên lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng đã chỉ đạo cán bộ phòng Kế hoạch - Cùng trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Tòng kiểm tra hiện trạng, hướng dẫn một số hộ nhận khoán khai thác mủ cao su đúng kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc có liên quan như: Phòng và trị bệnh Phấn trắng (Bệnh phấn trắng gây rụng lá, làm chậm thời gian khai thác dẫn đến giảm sản lượng mủ ở vườn cao su kinh doanh và làm chậm tốc độ sinh trưởng, thậm chí có thể gây chết cây ở những vườn cao su); Bệnh nứt vỏ xì mủ trên cây cao su (Bệnh xì mủ cao su do các loài nấm Phytophthora, chủ yếu là Phytophthrora palmivora gây hại ở mặt cạo và Phytophthora botryosa gây hại ở lá và trái cao su); Bệnh botryodiplodia (do nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây ra, gây hại nặng nhất trong mùa mưa. Với vườn cây mới trồng, nấm bệnh tấn công mắt ghép và chồi dẫn đến chết cây); ….

Ngoài ra qua kiểm tra thấy một số hộ dùng thuốc hỗ trợ kích thích ra mủ chưa đúng kỹ thuật dẫn đến sản lượng mủ lúc đầu nhiều lúc sau giảm dần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khai thác mủ của năm sau (Kỹ thuật sử dụng rên cây cao su, chất Ethephon được sử dụng bằng cách bôi vào miệng cạo để tăng sản lượng mủ. Với loại chế phẩm 2,5% dùng 1-2g/lần/cây cao su (khoảng 3-4 tuần/lần). Bôi một lớp mỏng thuốc ngay trên miệng cạo tái sinh tiếp giáp với miệng cạo). Vậy nên, việc đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nhận khoán tại đơn vị chăm sóc, khai thác mủ cao su theo đúng quy trình kỹ thuật là rất cần thiết.

Hình ảnh cán bộ BQL rừng phòng hộ Sông Chàng hướng dẫn các hộ dân chăm sóc cây Cao Su

<

Tin mới nhất

Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng cao su tại BQL rừng phòng hộ Sông Chàng(24/07/2024 9:19 CH)

Hiệu quả từ mô hình trồng Nấm(24/07/2024 9:11 CH)

Thông tin liên hệ(24/07/2024 8:03 SA)

Hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ(19/07/2024 11:03 SA)

Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong trồng thâm canh cây dưa hấu(15/07/2024 8:50 SA)

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi ngan pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm(15/07/2024 8:40 SA)

Triển khai mô hình trồng rừng thâm canh cây Tếch tại xã Hạ Trung, huyện Bá Thước(15/07/2024 8:36 SA)

Một số lưu ý trong thâm canh cây Khoai lang(06/07/2024 4:07 CH)

Chung tay ủng hộ chính quyền địa phương trong việc xây dựng và về đích Nông thôn mới(02/07/2024 2:22 CH)

In Pond Raceway System (IPRS) là công nghệ nuôi bền vững với mật độ cao giúp tăng năng suất nuôi...(26/06/2024 8:56 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
117 người đã bình chọn
°
1272 người đang online