Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm

Đăng ngày 21 - 08 - 2024
100%

Xã Thanh Thủy là xã thuần nông, có lợi thế phát triển nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt sản xuất nông nghiệp  lĩnh vực chăn nuôi là một trong những thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên người dân chủ yếu nuôi các con giống địa phương, thời gian nuôi kéo dài, dịch bệnh thường xảy ra nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Để từng bước đưa các đối tượng con nuôi mới, hình thức nuôi mới vào địa phương nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế giúp người dân giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Thị xã Nghi Sơn đã thực hiện mô hình ‘‘Chăn nuôi ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm”,  quy mô 1.500 con ngan pháp 01 ngày tuổi, thực hiện tại 3 hộ, mỗi hộ nuôi 500 con. Đây là mô hình ứng dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế lây nhiễm bệnh cho vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tham gia mô hình, sau khi được tập huấn, các hộ đã tiến hành cải tạo, sửa sang và tu bổ lại từ chuồng nuôi cũ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như: nền chuồng cao ráo, thông thoáng; bãi thả, ao tắm được vây rào dễ quản lý; trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi như bóng điện sưởi ấm, máng uống nước và những thiết bị cần thiết khác cũng được đầu tư mua sắm đầy đủ. Đồng thời các hộ đã thực hiện tốt công tác nuôi úm ngan con ở giai đoạn đầu rất tốt. Khi ngan lớn, đủ điều kiện chăn thả, các hộ đã thả ra cánh đồng để ngan kiếm thêm thức ăn là lúa chét, tôm, tép, ốc... và khi ngan về chuồng cho ăn thức ăn công nghiệp là chính.

Theo đánh giá của các hộ, tỷ lệ nuôi sống của đàn ngan đạt cao hơn so với trước đây các hộ tự nuôi là do giống ngan đảm bảo chất lượng, được tiêm phòng vắc xin và phòng bệnh bằng thuốc bổ, kháng sinh theo lịch nên nhanh lớn, cho năng suất cao, nhất là việc nuôi thảo có kiểm soát… nhờ đó đã đảm bảo an toàn dịch bệnh trong quá trình thực hiện mô hình.

Sau 3 tháng nuôi tăng trọng trung bình đạt 3,4kg/con (trong đó ngan mái 2,5kg/con; ngan trống 4,3kg/con) cao hơn yêu cầu mô hình đề ra. Theo hạch toán kinh tế của các hộ, giá bán ngan tại thời điểm tháng 7/2023 là 60.000/kg. Mỗi hộ trừ chi phí thu lãi 11 triệu đến 12 triệu đồng. Đây là cơ sở bước đầu để các hộ tiếp tục tái đàn, sau khi đã nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi ngan.

Với các hộ, sau khi thực hiện mô hình do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hỗ trợ đều phấn khởi và tự tin hơn để tiếp tục chăn nuôi do ngan nuôi nhanh lớn, tận dụng đ­ược các phụ phẩm nông nghiệp và công lao động nhàn rỗi, mở ra hướng phát triển kinh tế ngay tại địa phương, từ đó phát triển chăn nuôi hiệu quả, ổn định và bền vững.

Ông Lê Ngọc Thái Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy nhận định, khi mô hình được thực hiện tại địa phương, thì công tác chọn hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình được thực hiện nghiêm túc. Vì vậy mô hình đã thành công và mang lại hiệu quả thiết thực. So với trước đây nuôi đại trà thì khi tham gia mô hình các hộ đã có sự thay đổi, chuyển biến khá rõ. Các hộ không còn chăn thả tự do mà đã có chuồng trại để ngan tránh nắng, tránh mưa, nuôi ngan đã có sự kiểm soát và thực hiện tốt công tác tiêm phòng vacxin đầy đủ, công tác quản lý cũng như phòng bệnh cho ngan được tốt hơn, hạn chế thất thoát, hạn chế lây lan dịch bệnh trong quá trình thực hiện chăn nuôi, điều đó phù hợp với chăn nuôi ngan đảm bảo an toàn sinh học.

Một điều cơ bản hơn nữa, xã Thanh Thủy có vùng đất trũng xa khu dân cư, chỉ cấy một vụ lúa, vụ còn lại có thể nuôi ngan để tận dụng lượng lúa chét trên cách đồng rất hiệu quả. Vì vậy, lãnh đạo xã chỉ đạo, tư vấn cho các hộ dùng tiền bán ngan tiếp tục tái đàn, đảm bảo chăn nuôi ngan trên địa bàn xã tiếp tục phát triển tốt hơn nữa trong những năm tới.

Hình ảnh: Ngan pháp 60 ngày tuổi

 

<

Tin mới nhất

Sử dụng công nghệ Nano bạc tạo sản phẩm nông nghiệp sạch(04/10/2024 9:30 SA)

Hiệu quả mang kinh tế mang lại từ mô hình trồng nho hạ đen tại vùng quê Xứ Thanh(04/10/2024 9:26 SA)

Phát triển và nhân rộng nghề nuôi cá hồng mỹ Trong ao đất trên vùng triều ven biển tỉnh Thanh hóa(25/09/2024 8:46 SA)

Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng Bí xanh vụ Đông cho năng suất, chất lượng cao(17/09/2024 3:32 CH)

Công điện Về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(12/09/2024 8:02 SA)

Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ Đông cho năng suất, chất lượng cao(11/09/2024 8:51 SA)

Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan(11/09/2024 8:49 SA)

Mô hình nuôi ốc Nhồi ở Hà Vinh – Hà Trung(09/09/2024 7:10 CH)

Một số lưu ý khi chăm sóc rừng luồng bị thoái hoá(09/09/2024 7:01 CH)

Vệ sinh an toàn thực phẩm tàu cá – điều kiện bắt buộc đối với nghề khai thác thủy sản(09/09/2024 6:50 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
132 người đã bình chọn
°
1182 người đang online