Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan

Đăng ngày 21 - 08 - 2024
100%

Từ nay đến cuối năm, thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, mưa, bão kéo dài và không theo quy luật. Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của nắng nóng, mưa bão, lũ; ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thuỷ sản, người nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Chủ động các biện pháp làm giảm tác động của nắng nóng

- Giữ mức nước ao từ 1,5 – 2m. Thường xuyên quạt nước để tránh phân tầng nhiệt độ nước, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan phù hợp với sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

- Thường xuyên giám sát môi trường, quan sát hoạt động của thủy sản nuôi. Khi có dấu hiệu bất thường, có ngay các biện pháp như bổ sung nước, tăng cường oxy cho ao nuôi.

- Có chế độ cho ăn phù hợp. Bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn khi nhiệt độ nước tăng cao (>35 độ C).

2. Trước khi có mưa bão

- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

- Nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao.

- Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, độ mặn ổn định (đối với nuôi ven biển). Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài.

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh...) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra.

- Chủ động gia cố nhà cửa, trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão; sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo không có thiệt hại về người.

3. Biện pháp khắc phục sau mưa bão

- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết).

- Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Sử dụng thuốc, hoá chất để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm).

- Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý địa phương để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước.

Người nuôi cần chủ động theo dõi bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai, cảnh báo môi trường vùng nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá và cơ quan quản lý địa phương để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra./.

Duy trì mức nước 1,5 - 1,8 m trong ao nuôi

<

Tin mới nhất

Một số lưu ý khi trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi gia súc(05/09/2024 8:28 SA)

Hướng dẫn xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến và phương án ứng phó với lũ lớn vượt tần suất thiết kế(28/08/2024 10:35 SA)

PHƯƠNG ÁN Tổ chức 04 Phiên chợ giới thiệu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024(28/08/2024 10:32 SA)

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm(21/08/2024 10:59 SA)

Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan(21/08/2024 10:52 SA)

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép theo chuỗi liên kết(13/08/2024 9:55 SA)

Hiệu quả bước đầu mô hình “Thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị”(07/08/2024 11:15 SA)

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai mô tại một số huyện miền núi(30/07/2024 8:11 CH)

Ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế của đề tài nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi...(30/07/2024 8:06 CH)

Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng cao su tại BQL rừng phòng hộ Sông Chàng(24/07/2024 9:19 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
126 người đã bình chọn
°
1728 người đang online