Kỹ thuật nuôi chim công

Đăng ngày 22 - 06 - 2024
100%

Trung tâm Bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng thuộc Ban quản lý Vườn Quốc Gia Bến En, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn, phát triển sinh vật nhằm tiếp nhận, nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã các loài sinh vật bản địa hoặc các loài sinh vật khác phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của khu rừng đặc dụng hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học, trong đề tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; ngoài ra còn nghiên cứu, duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi các loài động, thực vật bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tại Khu Cứu hộ động vật hoang dã Bến En đã cứu hộ và nuôi sinh sản thành công được rất nhiều loài động vật hoang dã như: khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, rùa, chim Công, Hươu sao, Nai,…Một trong những loài động vật nuôi sinh sản thành công đó là loài chim Công. Để nắm rõ quy trình và kỹ thuật tốt nhất khi nuôi loài này hiệu quả, dưới đây là kỹ thuật nuôi chim Công:

  1. Kỹ thuật làm chuồng chim Công

Chuồng nuôi chim công khá đơn giản, trong đó cần chú ý nhất là thiết kế chuồng phải làm sao đảm bảo thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng thực tế, độ rộng hẹp của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn (có thể nuôi từ 3–6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10– 15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi) thường có thiết kế - chiều rộng 3,5–4m, chiều dài 5–6m, chiều cao 2,7–3m.

Để giảm chi phí bà con có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng lợn, chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Ngoài ra, nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác.

Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn có thể nuôi từ 3–6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10–15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi. Vật liệu làm chuồng có thể dùng tre, nứa, hay lưới B40 quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Nóc chuồng dùng lưới cước để chim không bay ra. Người nuôi cũng có thể dùng các tấm lợp để lợp mái chuồng để chim có chỗ trú mưa. Cần lưu ý không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước nylon làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều. Điều quan trọng hơn nữa là việc vệ sinh chuồng, không gian nuôi chim công phải luôn khô thoáng để phòng tránh bệnh. Dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm giúp công không bị bẩn và phòng ngừa giun, sán. Nếu có điều kiện, có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng, vận động. Việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.

  1. Kỹ thuật chăm sóc

Chim Công là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu: thóc, ngô, kết hợp với cám tổng hợp dùng cho gia cầm. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh. Sử dụng loại máng ăn, uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống cho chim. Thay nước định kỳ 1 lần/ngày (nếu không có hệ thống uống tự động). Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống để tránh mầm bệnh gây hại cho chim, chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ. Nền chuồng được lót giấy báo, hoặc rơm khi chim mới nở ra duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định: 25 – 30 độ C. Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi giảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.

Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C. Lúc này có thể sử dụng loại chuồng lớn hơn, nền chuồng có thể sử dụng lưới mắt cáo nhỏ, chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà. Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô, thóc nghiền (tỉ lệ cám tổng hợp 70%, thực phẩm bổ sung: 30%). Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ (rau muống, rau cải, rau ngót, …).

Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần: Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở trên). Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên, đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông. Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm (Cám dùng cho gà đẻ). Kết hợp với thực phẩm bổ xung: Ngô, thóc nguyên hạt. Tăng cường các loại rau xanh, cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.

  1. Các bệnh thường gặp, cách phòng và trị bệnh cho chim Công.

Khi chim non nở ra người nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con: Từ 1 đến 2 tuần tuổi ngừa bằng: Streptomcin; Từ 3 – 5 tuần tuổi ngừa bằng: pox Fowl.vv (cho uống trực tiếp, hoà thức ăn, nước uống, chủng ngừa. vv, theo tỉ lệ ghi trên bao bì).

Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công:

+  Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột: (phân xanh, phân trấng v.v). Bệnh do nhiễm khuẩn ECOLY

+ Bệnh tụ huyết trùng, sã cánh, xù lông, teo chân;

+ Bệnh sưng mặt, phù đầu;

+  Bềnh về đường hô hấp (Sưng phổi, thở khò khè);

+ Bệnh do kí sinh ngoài da (ghẻ): Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó, mèo phun trực tiếp lên chim (tránh phần mắt);

+  Bệnh giun, sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt (trích ngừa bằng kháng sinh đặc trị).

* Để tránh rủi do trong quá trình nuôi. Người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vacxin cho gia cầm theo định kỳ mùa, hoặc theo độ tuổi (ví dụ GUM, H5N1), …

Về cơ bản cách phòng, trị bệnh cho Chim Công giống như việc phòng và trị bệnh cho gia cầm. Hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tại các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì. Hoặc sử dụng liều lượng trị bằng 1,5 – 2 lần liều lượng phòng (lưu ý nên mua thuốc của những nhà sản xuất, có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng). Một lợi thế trong công tác phòng và trị bệnh là do Chim Công có bản chất là động vật hoang dã, nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn.

Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận. Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất.

Dưới đây là một số hình ảnh về nuôi chim Công tai Vườn Quốc gia Bến En:

<

Tin mới nhất

Chung tay ủng hộ chính quyền địa phương trong việc xây dựng và về đích Nông thôn mới(02/07/2024 2:22 CH)

In Pond Raceway System (IPRS) là công nghệ nuôi bền vững với mật độ cao giúp tăng năng suất nuôi...(26/06/2024 8:56 SA)

Kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2024(26/06/2024 7:45 SA)

Kiểm tra thực tế tại làng nghề truyền thống làm nón lá ở xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân(22/06/2024 10:35 CH)

Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục...(22/06/2024 11:26 SA)

Kỹ thuật nuôi chim công(22/06/2024 11:24 SA)

Mời tham gia Đoàn giao dịch thương mại tại Nam Phi (10/06/2024 6:03 CH)

Thông báo chuyển đổi văn phòng làm việc chính của Công ty TNHH Thanh Bình(07/06/2024 7:23 SA)

Sở Nông nghiệp và PTNT tăng 12 bậc xếp hạng DDCI khối sở, ban, ngành cấp tỉnh(20/05/2024 9:24 CH)

Tái tạo nguồn lợi thủy sản (19/05/2024 3:53 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
114 người đã bình chọn
°
748 người đang online