Vệ sinh an toàn thực phẩm tàu cá – điều kiện bắt buộc đối với nghề khai thác thủy sản

Đăng ngày 09 - 09 - 2024
100%

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tàu cá góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản sau khai thác và là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển nghề cá bền vững. Chính vì vậy, trong thời gian qua Chi cục Thủy sản Thanh Hóa luôn chú trọng triển khai công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyên truyền chống khai thác bất hợp pháp, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác … nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Thông qua các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền, đến nay đã có trên 90% tàu cá địa bàn Thanh Hóa được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Theo quy định, để được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm, tàu cá phải đáp ứng được các điều kiện như: Thiết bị làm lạnh trên tàu cá phải có công suất đủ mạnh để giữ hải sản ở nhiệt độ thích hợp và ổn định, có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. Hầm bảo quản hải sản được làm bằng vật liệu chống ăn mòn, không độc, cấu trúc chắc chắn, được bọc cách nhiệt, có nắp đậy, không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng.

Gia đình bà Bùi Thị Cành ở phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn có 7 chiếc tàu vừa khai thác và thu mua sản phẩm trên biển, để giữ được chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những năm qua bà Cành liên tục đầu tư công nghệ ngư lưới cụ hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước về khai thác thủy sản, nhất là trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tàu cá nên sản phẩm khai thác được đều tươi ngon, bán được giá cao.  Bà Bùi Thị Cành cho biết: Do được tuyên truyền hướng dẫn và thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên chúng tôi thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của nhà nước, giấy tờ đầy đủ, sản phẩm không sử dụng chất bảo quản nên luôn tươi ngon, bán được giá cao.

Trong 3 tháng đầu năm 2024 Chi cục Thủy sản thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông, UBND các huyện, thị xã tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn thực phẩm đối với tàu cá cho thuyền trưởng, thuyền viên qua các chuyến tuần tra, kiểm soát trên biển và các cửa lạch. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về công tác ATTP trong lĩnh vực thủy sản nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ và chủ tàu cá,  tổ chức các lớp Hướng dẫn cập nhật kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm tàu cá và hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, với số lượng 200 người tham gia. Ông  Lê văn Sáng  – Phó chi cục trưởngChi cục thủy sản cho biết nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành đến nay nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm của chủ tàu cá, thuyền viên và các cơ sở nuôi trồng thủy sản được nâng lên. Các chủ tàu cá đã chấp hành tốt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trên tàu cá, số lượng tàu cá được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đảm bảo theo quy định.

Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, tàu cá phải đáp ứng các điều kiện như: Thiết bị làm lạnh có công suất đủ mạnh để giữ hải sản ở nhiệt độ thích hợp và ổn định, có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. Hầm bảo quản hải sản được làm bằng vật liệu chống ăn mòn, không độc, cấu trúc chắc chắn, được bọc cách nhiệt, có nắp đậy, không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, sạch sẽ. Vì vậy, đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình khai thác, bảo quản cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, giúp tăng giá trị sản phẩm thủy sản, nhất là thủy sản xuất khẩu.

Để tàu cá chấp hành nghiêm các quy định của Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác IUU, đặc biệt đối với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên tàu cá, chủ tàu cá/thuyền trưởng tàu cá cần  thực hiện các nội dung sau:

+ Đối với tàu cá chưa có hoặc đã hết hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện thủ tục để được cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Điều 17, Mục 2, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

+ Định kỳ, cơ quan thẩm định thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với các tàu cá đã được thẩm định và cấp giấy chứng nhận theo quy định, cụ thể đối với Cơ sở xếp loại A: 1 lần/ 18 tháng; Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ 12 tháng; Cơ sở xếp loại C: Thời điểm thẩm định lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được thẩm định và do Cơ quan thẩm định quyết định, nhưng không quá 3 tháng tính từ thời điểm thẩm định xếp loại C

- Đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên đi khai thác hoặc hoạt động dịch vụ hậu cần Thủy sản mà không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, là tàu cá vi phạm khai thác thủy sản IUU.

<

Tin mới nhất

Công điện Về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(12/09/2024 8:02 SA)

Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ Đông cho năng suất, chất lượng cao(11/09/2024 8:51 SA)

Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan(11/09/2024 8:49 SA)

Mô hình nuôi ốc Nhồi ở Hà Vinh – Hà Trung(09/09/2024 7:10 CH)

Một số lưu ý khi chăm sóc rừng luồng bị thoái hoá(09/09/2024 7:01 CH)

Vệ sinh an toàn thực phẩm tàu cá – điều kiện bắt buộc đối với nghề khai thác thủy sản(09/09/2024 6:50 CH)

Một số lưu ý khi trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi gia súc(05/09/2024 8:28 SA)

Hướng dẫn xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến và phương án ứng phó với lũ lớn vượt tần suất thiết kế(28/08/2024 10:35 SA)

PHƯƠNG ÁN Tổ chức 04 Phiên chợ giới thiệu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024(28/08/2024 10:32 SA)

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm(21/08/2024 10:59 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
127 người đã bình chọn
°
1082 người đang online