Những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vật nuôi trong những năm gần đây

Đăng ngày 03 - 12 - 2024
100%

Như chúng ta đã biết, ngành chăn nuôi ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp quốc gia, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Ðể đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa có tỷ trọng cao hơn trong sản xuất nông nghiệp, ngày 6-10-2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 với mục tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 4 đến 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm; sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0 đến 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 63 đến 65%, thịt gia cầm từ 26 đến 28%, thịt gia súc ăn cỏ từ 8 đến 10%; đến năm 2030 đạt từ 6,0 đến 6,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn từ 59 đến 61%, thịt gia cầm từ 29 đến 31%, thịt gia súc ăn cỏ từ 10 đến 11%. Trong đó, xuất khẩu từ 15 đến 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 đến 25% thịt và trứng gia cầm; sản lượng trứng, sữa: đến năm 2025 đạt từ 18 đến 19 tỷ quả trứng và từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030 đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030.

Để đạt được các mục tiêu trên, theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Tiến chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp như: xây dựng đội ngũ quản lý, có chính sách đãi ngộ cán bộ khoa học chăn nuôi; tập trung phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi phân tán, phân bố lại các cơ sở chăn nuôi; thực thi nghiêm túc quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm; tập trung đầu tư vốn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại công nghiệp, giết mổ, chế biến tập trung…

Bên cạnh những giải pháp mang tính chiến lược trên, cần phải mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vật nuôi. Những năm vừa qua, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo được nhiều dòng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Sau đây là một số tiến bộ về công tác giống vật nuôi

- Nghiên cứu, ứng dụng các giống lợn: trước đây với việc chọn lọc theo giá trị kiểu hình, dựa trên chỉ số chọn lọc (SPI, MLI hay SLI) một số dòng, giống lợn đã được chọn lọc, lai tạo theo phương pháp truyền thống như Y-VCN, L-VCN, D-VCN, Pi-VCN; VCN-01, VCN-02... do Viện Chăn nuôi chọn tạo có năng suất tương đương với các giống lợn nhập ngoại của các công ty trong và ngoài nước (số con sơ sinh sống >11 con, số con cai sữa/ổ là 10,5 con, số lứa đẻ/nái/năm là 2,2-2,3 lứa). Đặc biệt, các giống lợn nái VCN-08, lợn nái TH12 và TH21 đều có năng suất sinh sản cao, với số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 15, 12,96 và 13,68 con, số con cai sữa/ổ lần lượt là 12, 11,95 và 12,52 con

Hiện nay, ngoài chọn lọc theo giá trị kiểu hình (đặc điểm ngoại hình) người ta đã ứng dụng di truyền phân tử để chọn lọc giống (gen), vì thế nhiều giống lợn đã có năng xuất sinh sản cao hơn đáng kể. Giống lợn Đan Mạch hiện nay có số con đẻ trung bình 15,3 con mỗi lứa hoặc 34,1 heo cai sữa mỗi nái mỗi năm. Theo các nhà nghiên cứu, 1/3 các nhà chăn nuôi lợn hàng đầu của Đan Mạch đã sản xuất 16,2 heo con mỗi lứa và 36,9 heo cai sữa trên mỗi heo nái mỗi năm.

 - Nghiên cứu, ứng dụng các giống gà: Đối với gà thịt, trong những năm gần đây, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước đã chọn lọc, lai tạo thành công một số dòng, giống như R1, R2, MD1, MD2, MD3, CK1, CK2, CK3, TP1, TP2, TP3, TP4; LV1, LV2, LV. … Các giống này đều có chất lượng thịt thơm ngon, thời gian nuôi ngắn với 90-105 ngày có thể đạt 2,2-2,7kg/con, tiêu tốn thức ăn thấp; Đối với gà sinh sản hiện có các giống như: Gà D310 của tập đoàn DABACO, gà CP – T1 của tập đoàn CP có năng xuất trứng đạt 310-319 quả/12 tháng đẻ.

- Nghiên cứu, ứng dụng các giống vịt, ngan: Các giống vịt siêu trứng có TC, TsN 15 - Đại Xuyên (siêu trứng Đại Xuyên), siêu trứng Triết Giang… cho năng suất trứng từ 260-290 quả/mái/năm, tăng 10% và năng suất thịt tăng 7-12% so với các dòng vịt trước đây. Đặc biệt, lần đầu tiên nước ta đã chọn lọc lai tạo được giống vịt biển 15- Đại Xuyên (trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên) thích ứng với điều kiện chăn nuôi vùng nước lợ và mặn. Đây là đối tượng vật nuôi phục vụ chăn nuôi có hiệu quả tại các tỉnh ven biển, hải đảo trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp; đối với vịt thịt có các giống SM, Cherry, Vịt Grimaud với khối lượng xuất chuồng ở 7-8 tuần tuổi đạt từ 3,3-3,5kg/con, tiêu tốn từ 2,4-2,7kgTĂ/kgP (là kg thể trọng: lối viết tắt của từ chuyên môn). Đối với các dòng ngan siêu thịt như V5, V7, VS, RT9, RT11, R71, R76 cũng được lai tạo trong nước có năng suất tương đương ngan Pháp nhập nội, trong đó ngan trống đạt từ 4,5-5,5kg/con, ngan mái đạt từ 2,5-2,9kg/con.

<

Tin mới nhất

“Nguyên chủng” trong “Giống Nguyên chủng” là gì?(06/01/2025 2:33 CH)

Làm giàu từ nghề nuôi cá giống(31/12/2024 8:40 SA)

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vật nuôi trong những năm gần đây(03/12/2024 9:12 SA)

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Ứng dụng TBKT trong phát triển, nâng cao hiệu quả khai thác,...(20/11/2024 3:55 CH)

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển cây dưa hấu hiệu quả, bền vững”(20/11/2024 3:51 CH)

Phổ biến, chia sẻ thông tin về Sáng kiến ESG Việt Nam 2025 trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng...(15/11/2024 3:48 CH)

Tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển cây dưa hấu hiệu quả, bền...(11/11/2024 1:37 CH)

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền...(10/11/2024 7:22 SA)

Hiệu quả từ mô hình trồng Dưa lưới trong nhà màng(10/11/2024 7:19 SA)

Một số lưu ý khi trồng, chăm sóc cây vụ Đông(03/11/2024 3:20 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
148 người đã bình chọn
°
1541 người đang online