Đẩy mạnh công tác chi trả nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kinh vùng bắc trung bộ

Đăng ngày 25 - 09 - 2024
100%

Ngày 02/02/2018, tại Hội nghị Quỹ các bon lần thứ 17 (CF 17) tổ chức tại Paris (Pháp), Thứ trưởng Hà Công Tuấn - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bảo vệ thành công Văn kiện Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ, được CF 17 ra Nghị quyết CFM/17/2018/2 thông qua và đưa vào danh mục đầu tư của Quỹ thông qua Ngân hàng thế giới (WB). Thanh Hoá đã đăng ký Bộ Nông nghiệp & PTNT tham gia Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ năm 2012 (Công văn 9070/UBND-NN ngày 07/12/2012 của UBND tỉnh). Mục tiêu của ERPA là “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua trực tiếp giải quyết các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và khuyến khích khôi phục rừng, quản lý rừng bền vững”, tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Theo Văn kiện chương trình, Mục tiêu là giảm phát thải khí nhà kính trong giai đoạn từ 2018 đến 2024 xuống 20% so với mức tham chiếu. Cụ thể: Đạt được tổng kết quả giảm phát thải (bao gồm cả giảm phát thải khí nhà kính và hấp thụ các bon) khoảng 21,45 triệu tấn khí các bon níc tương đương (ký hiệu là tCO2) trong giai đoạn 2018-2024, trong đó có 10,3 triệu tCO2 có thể sẽ nhận được khoản lợi ích các bon từ nguồn chi trả dựa vào kết quả của Quỹ Các bon thuộc FCPF, tương đương 51,5 triệu USD”.

 Theo đó, cùng với Nghị định 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Công văn số 934/LN-QBVPTR ngày 25/9/2023 của Cục Lâm nghiệp, Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai (Ban quản lý quỹ) đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thỏa thuận ERPA trên địa bàn tỉnh (Tại Công văn số 5193/SNN&PTNT-KL ngày 05/10/2023), Trong đó, đã xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động và giải pháp cụ thể để thực hiện ERPA trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, sau quá trình chi trả nguồn tiền tới các chủ rừng, ban quản lý Quỹ đã nhận thấy một số vướng mắc trong khi thực hiện chi trả như: Các chủ rừng là tổ chức chưa xây dựng được kế hoạch tài chính do nhiều nguồn ngân sách bị chồng chéo; hướng dẫn các hồ sơ tài chính cho các đối tượng hưởng lợi là Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư còn hạn chế,... dẫn đến hệ lụy là làm ảnh hưởng tới tiến độ chi trả cũng như công tác quản lý nguồn tiền.

Nhằm giải quyết các vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ chi trả nguồn thu từ ERPA, Ban Quản lý Quỹ đã và đang triển khai một số nội dung sau:

          1. Thực hiện các bản quy phạm pháp luật hiện hành, văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, tổ chức thực hiện quản lý sử dụng nguồn ERPA, thực hiện kế hoạch thu chi nguồn ERPA đảm bảo đúng các quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.

          2. Tham gia các hội nghị, các lớp tập huấn, học hỏi, nâng cao năng lực của cán bộ về thực hiện chỉ trả giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghị định 107/2022/NĐ-CP và sổ tay ERPA.

Hình ảnh: Lớp tập huấn nâng cao năng lực tại Huế

4. Thực hiện lập kế hoạch tài chính năm 2024 trình UBND tỉnh phê duyệt và giải ngân thanh toán cho các đối tượng hưởng lợi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 10 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP;

5. Triển khai việc kiểm tra, giám sát, công khai tài chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP; hướng dẫn các chủ rừng là tổ chức thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng lợi;

Hình ảnh: Kiểm qua việc sử dụng nguồn tiền tại Huyện Thường Xuân

6. Triển khai phương án tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến các quy định về ERPA đối với đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền địa phương tham gia thực hiện để đảm bảo chi trả tiền ERPA trên địa bàn tỉnh đúng đối tượng hưởng lợi, công khai minh bạch;

Hình ảnh: Người dân sau khi nhận được nguồn tiền chi trả ERPA

7. Triển khai thực hiện các nội dung về bảo đảm an toàn môi trường và xã hội theo hướng dẫn tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện ERPA và khuyến nghị của đoàn đánh giá giữa kỳ của Ngân hàng thế giới trong cuộc họp làm việc với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

8. Tổ chức tập huấn nâng cao tăng cường năng lực cho các đối tượng hưởng lợi, đơn vị có liên quan về quản lý tài chính ERPA, kiểm tra giám sát, đảm bảo an toàn môi trường và xã hội.

 

<

Tin mới nhất

Công tác thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024(25/09/2024 8:42 SA)

Đẩy mạnh công tác chi trả nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kinh vùng bắc...(25/09/2024 8:35 SA)

Kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tiền ERPA năm 2023 của các chủ rừng trên địa bàn...(25/09/2024 8:28 SA)

Từ năm 2018 đến nay, gần 1.500 hộ nghèo tại các huyện, thị xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa được hỗ...(10/09/2024 9:27 CH)

Thực hiện kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh thanh hóa năm 2024(16/08/2024 2:52 CH)

Thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng và xử lý vi phạm quy...(14/08/2024 7:22 SA)

Đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân...(30/07/2024 8:33 CH)

Triển khai, thực hiện Phần mềm giám sát đánh giá chi trả Dịch vụ môi trường rừng trong giai đoạn...(30/07/2024 8:04 CH)

Tiếp tục đẩy nhanh công tác rà soát diện tích rừng tự nhiên, đối tượng hưởng lợi phục vụ chi trả...(24/07/2024 9:00 CH)

Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm...(28/06/2024 10:59 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
136 người đã bình chọn
°
2490 người đang online