Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ Đông cho năng suất, chất lượng cao

Đăng ngày 11 - 09 - 2024
100%

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng mô hình trồng bí xanh, từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, hướng tới hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, trong công tác sản xuất chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Thời vụ: 

Gieo trồng từ 25/8- 25/9. Nên trồng sớm đầu vụ 1/8- 20/9 sẽ cho năng suất chất lượng ổn định hơn.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 

Nên ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay. Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Nên làm giàn cho bí xanh thâm canh. Làm luống rộng 1,2- 1,4m.

Sau khi trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh, sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ ra hoa, đậu quả và phát triển quả cần nhiều nước. Tùy theo từng chân đất và loại giống mà có cách sử dụng phấn bón cho phù hợp. Chú ý thời gian cách ly trong sử dụng phân bón để đảm bảo sản phẩm được an toàn. Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học.

Khi cây bí dài 1 m trở lên thì cho leo giàn, chú ý buộc ở phía dưới nách lá. Bắt dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp hoa, quả. Mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả.

Sử dụng nước sạch như nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho bí, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Từ mọc đến kết quả cần độ ẩm 75- 80 % độ ẩm đất.

Trong công tác bảo vệ thực vật cần lưu ý một số loại sâu bệnh chính như: Sâu xanh, rệp, bệnh lở cổ rễ do nấm, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng… tích cực đi thăm đồng, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng trên rau. Đảo bảo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

3. Thu hoạch: Thu sau khi đậu quả 50-60 ngày, thu bí non sau đậu quả 25-35 ngày. Khi thu hoạch nên thu hái vào sáng sớm. Thu hoạch nhẹ nhàng để không làm đạp quả. Quả sau khi thu hái xong thì xếp hàng cẩn thận. Bảo quản nơi thoáng mát./.

<

Tin mới nhất

Công điện Về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(12/09/2024 8:02 SA)

Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ Đông cho năng suất, chất lượng cao(11/09/2024 8:51 SA)

Một số lưu ý trong nuôi trồng thuỷ sản ứng phó thời tiết cực đoan(11/09/2024 8:49 SA)

Mô hình nuôi ốc Nhồi ở Hà Vinh – Hà Trung(09/09/2024 7:10 CH)

Một số lưu ý khi chăm sóc rừng luồng bị thoái hoá(09/09/2024 7:01 CH)

Vệ sinh an toàn thực phẩm tàu cá – điều kiện bắt buộc đối với nghề khai thác thủy sản(09/09/2024 6:50 CH)

Một số lưu ý khi trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi gia súc(05/09/2024 8:28 SA)

Hướng dẫn xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến và phương án ứng phó với lũ lớn vượt tần suất thiết kế(28/08/2024 10:35 SA)

PHƯƠNG ÁN Tổ chức 04 Phiên chợ giới thiệu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024(28/08/2024 10:32 SA)

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm(21/08/2024 10:59 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
127 người đã bình chọn
°
1081 người đang online