Ngày 25/12/2024, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Hội nghị cán bộ, CC, VC và người lao động năm 2025.
Đại biểu dự Hội nghị tổng kết
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Anh Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi đã trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đ/c Nguyễn Thị Anh Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi đọc báo cáo tại Hội nghị.
I. Kết quả đạt được:
- Chi cục đã tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi triển khai ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2023-2024 (khối lượng 1.373.643,94m3/1.288.234,47m3, đạt 106,63% kế hoạch). Nước tưới trong năm cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất năm 2024, góp phần chủ động tưới tiêu ổn định cho 310.000 ha đất gieo trồng cây hàng năm, trong đó diện tích lúa cả năm được tưới khoảng 237.000ha đạt 96% diện tích gieo trồng; màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới khoảng 73.000ha. Hoàn thành công tác nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu năm 2024 với khối lượng đã thực hiện nạo vét là 680.395/518.389 m³ (đạt 131,25% kế hoạch) và khối lượng phá dỡ các ách tắc trên hệ thống tiêu là 1.582.489/1.423.036m², (đạt 111,21% kế hoạch).
- Qua kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước lũ năm 2024, đã xây dựng và phê duyệt 39 phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu (Gồm: 15 trọng điểm trên các tuyến đê trung ương; 20 trọng điểm trên các tuyến đê địa phương và 04 trọng điểm sạt lở bờ sông, bờ biển).
- Từ đầu năm đến nay, hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 50 sự cố công trình (33 sự cố trên các tuyến đê trung ương; 16 sự cố trên các tuyến đê địa phương; 01 sự cố bãi sông). Ngay khi sự cố xảy ra, Chi cục đã tham mưu chỉ đạo các địa phương xử lý ngay từ giờ đầu bảo đảm an toàn an toàn hệ thống đê điều.
- Lực lượng kiểm soát viên đê điều tại các Hạt chủ động bám tuyến, bám địa bàn được phân công, thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến hiện trạng công trình; phát hiện, ngăn chặn và đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Đê điều, phòng chống thiên tai.
- Các Hạt Quản lý đê chủ động tham mưu, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê tổ chức thực hiện công tác tập huấn, diễn tập
nghiệp vụ xử lý đê giờ đầu cho lực lượng canh đê, xung kích hộ đê năm 2024 với tổng số 3.688 người tham gia.
- Công tác chuẩn bị vật tư dự trữ PCLB của các địa phương đạt 95% theo chỉ tiêu được giao.
- Công tác phát quang cây cối rào dậu ở mái đê, hành lang bảo vệ đê: Trên các tuyến đê trung ương được 597.006/703.915 m2 (đạt 84,81% diện tích so với kế hoạch); trên các tuyến đê địa phương được 728.344/914.408 m2 (đạt 79,65% diện tích theo kế hoạch).
- Năm 2024, trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 27 trận thiên tai bao gồm: 03 cơn bão, 01 đợt rét hại, 5 trận lốc, sét, 8 đợt mưa lớn, 01 trận lũ quét, 01 trận động đất và 08 đợt nắng nóng diện rộng. Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực, Chi cục đã tham mưu kịp thời cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 14 Công điện, Ban Chỉ huy tỉnh ban hành 40 Công điện và 138 văn bản các loại để chỉ đạo việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai đến các cấp, các ngành góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác trực ban PCTT 24/24h, tổng hợp kịp thời về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Ước tính thiệt hại khoảng 1.104 tỷ đồng (năm 2023 thiệt hại khoảng 300 tỷ đồng).
II. Khó khăn, tồn tại:
- Là một năm có tình hình thiên tai tương đối phức tạp, kép dài, đặc biệt đã xảy ra rất nhiều sự cố hư hỏng trên các tuyến đê... gây rất nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chi cục.
- Một phần của lịch sử để lại, nhiều công trình thủy lợi, kênh mương, tuyến đê đi qua khu đông dân cư nên việc cải tạo, nâng cấp nhà cửa, làm lều quán bán hàng vi phạm Luật Thủy lợi, Luật Đê điều vẫn tiếp tục xảy ra; một số nơi chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý, xử lý vi phạm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý quản lý đê, lực lượng thủy nông.
- Một số huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách công tác thủy lợi, đê điều và tham mưu PCTT, do đó việc tham mưu công tác quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều và diễn tập, tập huấn xử lý sự cố về PCTT, điều điều, hồ đập chưa được thực hiện đầy đủ hoặc chưa đạt so với yêu cầu đề ra.
Công tác kiểm tra tập huấn, diễn tập nghiệp vụ xử lý sự cố hồ đập, xử lý sự cố đê giờ đầu cho lực lượng xung kích, lực lượng canh đê; công tác phát quang mái đê, chuẩn bị vật tư dự trữ phòng chống lụt bão ở một số địa phương chưa được quan tâm đôn đốc chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Đồng chí Đào Công Bình, Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại Hội nghị.
III. Phương hướng nhiệm vụ năm 2025:
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể CC, VC và người lao động trong đơn vị; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo các phòng, Hạt; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phát hiện và đấu tranh kịp thời với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”;
Tăng cường công tác phối hợp với các địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo tốt nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi cục. Đặc biệt là công tác quản lý, bảo vệ đê điều;
Theo dõi chặt chẽ diến biến của thời tiết, tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và phòng, chống ngập úng với mục tiêu đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất và nhu cầu sinh trưởng cho diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh, chủ động công tác phòng, chống hạn hán, cạn kiệt nguồn nước và xâm nhập mặn nhất là cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Mùa năm 2025;
Phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố có đê thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước lũ năm 2025; xác định trọng điểm đê điều xung yếu, xây dựng và phê duyệt phương án hộ đê phòng chống lụt bão đảm bảo yêu cầu;
Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy chế, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, thiên tai để tham mưu kịp thời, sát đúng cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai.