Phân bổ hóa chất, vật tư thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đợt 2 năm 2024

Đăng ngày 30 - 09 - 2024
100%

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa phân bổ hóa chất, vật tư, bảo hộ cho các huyện, thị, thành phố triển khai, thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” đợt 2 năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc được thực hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2024.

Thực hiện Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 30/8/2024 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về "Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm" trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2024; Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã phân bổ và cấp phát 16.332 lít hóa chất sát trùng; 2.790 chiếc khẩu trang; 2.790 đôi găng tay cao su; 2.790 bộ quần áo bảo hộ và 2.790 đôi ủng cao su cao cổ cho các địa phương để tiến hành vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường.

Việc thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường được thực hiện tại các chợ buôn bán, giết mổ, tập kết, thu gom gia súc gia cầm sống và sản phẩm động vật; các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; các sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ; khu vực biên giới; khu vực chăn nuôi hộ gia đình, nơi công cộng nhằm tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh Dại, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm, lở mồm long móng…

Trong thời điểm này do ảnh hưởng của bão số 3, nên sau mưa bão, môi trường chăn nuôi bị ảnh hưởng, do đó để ngăn ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm, các địa phương, hộ dân cần thực hiện nghiêm tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục thú y và sự chỉ đạo của UBND tỉnh để bảo vệ đàn vật nuôi an toàn trước dịch bệnh, cụ thể:

Tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc

+ Chợ buôn bán, giết mổ, tập kết, thu gom, gia súc, gia cầm sống và sản phẩm động vật

- Có khu vực riêng cho từng loại gia súc, gia cầm, đặc biệt phải phân tách khu bán, giết mổ gia cầm riêng biệt tại chợ; bố trí hố khử trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng tại các lối ra vào khu vực buôn bán, giết mổ, tập kết, thu gom, gia cầm.

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực bán gia súc, gia cầm và các vật dụng liên quan sau mỗi buổi chợ.

- Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.

- Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và phải vệ sinh, tiêu độc sau mỗi buổi chợ.

- Quét dọn và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt.

+ Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm

Đối với cơ sở chăn nuôi tập trung

- Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn, thu gom phân, rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần ít nhất 01 lần.

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi,… trước khi ra vào cơ sở.

Đối với chăn nuôi hộ gia đình

- Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm, bao gồm cả nơi chăn thả; thu gom phân, rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần ít nhất 01 lần.

- Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi sau mỗi lần vận chuyển.

Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm

- Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra, vào cơ sở ấp nở; thu gom phân, rác, chất độn chuồng, vỏ trứng đã ấp nở để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

- Phun thuốc sát trùng hàng ngày toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp nở, các phương tiện vận chuyển trứng và gia cầm mới nở,...

+ Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

- Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia súc, gia cầm đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

- Nơi giết mổ phải vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau mỗi ca sản xuất.

- Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ.

- Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng, khơi thông cống rãnh.

+ Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các phương tiện dùng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt giữ.

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy; phân, rác thải phải được xử lý chôn hoặc đốt.

+ Khu vực biên giới

- Khu vực cửa khẩu: Lựa chọn địa điểm phù hợp để bố trí hố sát trùng với chiều dài hơn một vòng bánh xe để khử trùng bánh xe các phương tiện qua lại. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tất cả xe cộ, phương tiện đi qua cửa khẩu, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đưa vào trong nước tiêu thụ.

- Đối với đường mòn, lối mở thường xuyên có người qua lại biên giới, xác định tuyến đường mòn trung tâm và vị trí phù hợp để tổ chức rắc vôi bột phủ kín trên một đoạn tối thiểu là 01 mét.

- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn nơi công cộng và định kỳ tổ chức phun khử trùng, tiêu độc mỗi tuần 01 lần.

+ Khu vực chăn nuôi hộ gia đình, nơi công cộng

- Tổ chức triển khai phát động toàn dân thực hiện đợt tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đường phố, nơi công công; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, vệ sinh cơ giới các nơi công cộng, chợ tạm, điểm tập kết, kinh doanh, thu gom động vật sản phẩm động vật.

- Chính quyền các xã, phường, thị trấn tổ chức các đội thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, bãi chăn thả, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh, khu vực chôn lấp, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật, khu vực nguy cơ cao dịch bệnh,… mỗi tuần 01 lần; việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như: quét dọn, cọ, rửa sạch,...

<

Tin mới nhất

Nhiều khu vực tại Thanh Hóa rét đậm, rét hại(20/01/2025 8:25 SA)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản...(20/12/2024 10:16 CH)

Thông báo tiếp nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi (15/11-12/12)(13/12/2024 10:28 SA)

Chủ động phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi(12/12/2024 4:11 CH)

Kết quả phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi...(03/11/2024 3:29 CH)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY QUÝ III NĂM 2024(17/10/2024 8:22 SA)

Phân bổ hóa chất, vật tư thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đợt 2 năm 2024(30/09/2024 3:22 CH)

Hướng dẫn cách xác định độ tuổi của Dê và phòng chống một số bệnh thường gặp trên đàn Dê(28/08/2024 9:46 SA)

Vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật(21/08/2024 10:36 SA)

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi...(07/08/2024 9:33 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
148 người đã bình chọn
°
1054 người đang online