Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đón tiếp các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ đến thăm và làm việc

Đăng ngày 05 - 08 - 2024
100%

Sáng ngày 31-7-2024, Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên tổ chức đón tiếp Ban Chủ nhiệm và văn phòng Câu lạc bộ Hàm Rồng gồm các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến thăm và làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Anh Tám, Giám đốc Ban đã báo cáo với Đoàn công tác những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đồng thời đánh giá những tồn tại khó khăn, thách thức hiện nay từ đó xác định hướng đi trong thời gian tới.

Đồng chí Phạm Anh Tám, Giám đốc Ban báo cáo với Đoàn công tác về tình hình thực hiện nhiệm vụ

Khu BTTN Xuân Liên được thành lập năm 2000 tại Quyết định số 1476/QĐ-UB ngày 15/6/2000  của  UBND  Tỉnh; nằm  trọn  trên  địa  bàn  huyện  Thường  Xuân, là một trong 4 Khu rừng đặc dụng của Tỉnh  Thanh Hóa. Trong giai đoạn hình thành và phát triển đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã từng bước hoàn thiện, ổn định bộ máy tổ chức; bảo vệ an toàn 23.816,23 ha rừng đặc dụng và 819,6 ha rừng sản xuất được giao; phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; tổ chức các hoạt động dịch vụ môi trường sinh thái, du lịch và giáo dục môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

        Trong quá trình hình thành và phát triển Khu BTTN Xuân Liên đã triển khai 37 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trong đó có 04 đề tài, dự án cấp Quốc  gia và  33 Đề tài, dự án,  nhiệm vụ cấp tỉnh. Một số kết quả nổi bật đã đạt được như:  Điều  tra  lập  danh lục 1.228 loài thực vật được ghi nhận (trong đó 56 loài thực vật rừng quý hiếm  trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới) và 1.811 loài động vật (94 loài nguy cấp quý hiếm); Phát hiện mới 04 loài thực vật mới đặc hữu của Xuân Liên); Ghi  nhận được 62 đàn Vượn đen má trắng, hơn 200 cá thể; ghi nhận 15 đàn Vooc Xám với 180 cá thế, xác định đây là 2 loài linh trưởng quý hiếm nguy cấp phân bố ở Xuân Liên lớn nhất Việt Nam; Đặc biệt, Xuân Liên đã phát hiện phân bố của loài Mang Lào (Muntiacus rooseveltorum) đã được công bố tuyệt chủng gần 100 năm nay (lần cuối cùng Thế giới ghi nhận từ năm 1929). Từ những kết quả  được công  bố, Xuân Liên  được đánh giá là 1 trong 5 trung tâm đa dạng lớn của Việt Nam và là 1 trong các trung tâm da dạng sinh học hàng đầu về Linh trưởng;

Hằng năm đơn vị đã lồng ghép các chương  trình, dự án xây dựng nhiều mô hình, chuyển giao ứng  ụng khoa học, kỹ thuật phát triển sinh kế vùng đệm, nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, từ đó giảm áp lực vào rừng.

Hiện nay, trên cơ sở Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đơm vị đã tích cực tuyên truyền, kêu gọi các doanh nghiệp liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đã thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng như: Tập đoàn Hồ Gươm; tập đoàn Long beach; tập  đoàn giáo dục KinderWorld (Singapore); tập đoàn TH True Milk …. đến khảo sát, đề xuất chủ trương đầu tư các dự án du lịch; qua đó đã hình thành và phát triển một số các tuor, tuyến, điểm du lịch (Tuyến du lịch thác Yên – Hồ Cửa Đạt; Tuyến du lịch thác Thiên Thuỷ; Tuyến du lịch rừng nguyên sinh bản Vịn…). Đáng chú ý, hiện nay Ban và tập đoàn TH True Milk đang nghiên cứu triển khai 04 dự án đầu tư về nông, lâm nghiệp sinh thái, trồng cây đa tầng,  cây dược liệu, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dưỡng lão, giải trí trên địa bàn huyện Thường Xuân, trong đó có 3 dự án được triển khai trên khu vực thuộc Khu bảo tồn; hứa hẹn đem lại diện mạo mới trong công tác phát triển du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Thường Xuân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban cũng nhận thấy còn có những khó khăn thách thức như: Còn tiềm ẩn nhiều rủi do, xâm lấn ranh giới rừng; chưa có giải pháp hữu hiệu đặc biệt là quản lý, sử dụng diện tích 819,6ha đất rừng sản xuất; Việc nhân rộng, ứng dụng kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án còn hạn chế, công tác quản lý, phát triển các tuyến, điểm du lịch đạt hiệu quả chưa cao; một số khó khăn, vướng mắc trong đầu tư các dự án du lịch sinh thái, phát triển các giá trị đa dụng của rừng chưa được giải quyết một cách triệt để, tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư…

Đồng chí Lê Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa phát biểu tại buổi làm việc

Về định hướng phát triển trong thời gian tới, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đặt ra mục tiêu lớn như sau: Hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Chuyển hạng Khu BTTN Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên; Từng bước hoàn  thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển du lịch sinh thái; Chiến lược nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, trong  đó  tập trung bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật  có giá trị kinh tế cao để  ứng dụng vào sản xuất hàng hoá cho phát  triển du lịch, sinh kế, kinh tế  - xã  hội  (Cây, con đặc sản, làm cảnh để gây nuôi kinh tế thương phẩm; Giống cây trồng cảnh quan;  giống cây trồng rừng gỗ lớn…); Quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, trong đó tập trung tháo gỡ các khó  khăn, vướng mắc đưa 04 ý tưởng dự án của Tập  đoàn TH-Truemilk triển khai trong thực tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, giảm áp lực vào rừng.

Đồng chí Phạm Văn Tích, nguyên Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ban, thể hiện qua những kết quả toàn diện mà Đơn vị đạt được trong trong thời gian qua. Các đồng chí cũng bày tỏ đồng cảm và chia sẻ với Đơn vị trước những khó khăn, thách thức trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Tại buổi làm việc, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh cũng có một số góp ý cho sự phát triển Khu bảo tồn trong thời gian tới, trong đó có nhấn mạnh cần phải giữ vững an ninh rừng trên diện tích được giao quản lý, đề xuất và xây dựng được Vườn thực vật tại đơn vị, đây là nơi sưu tập và bảo tồn các loài thực vật tiêu biểu, là các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm qua đó hỗ trợ công tác tham quan, học tập, nghiên cứu, du lịch sinh thái, tuyên truyền giáo dục và trải nghiệm với bảo tồn thiên nhiên. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng đệm, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm, nhằm gắn kết giữa cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, nâng cao đời sống người dân, giảm áp lực về rừng. Sau khi được chuyển hạng lên Vườn quốc gia Xuân  Liên, đề nghị UBND tỉnh kiện toàn cơ cấu tổ chức Ban quản lý VQG Xuân Liên đảm  bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên sâu trong đó có trung tâm du lịch sinh thái;  Trung  tâm  giáo dục  môi  trường.

Thay mặt tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đồng chí Phạm Anh Tám, Giám đốc Ban trân trọng cảm ơn những tình cảm mà các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã đồng cảm, chia sẻ, góp ý, động viên trước những khó khăn của Đơn vị trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Công chức, viên chức, người lao động đơn vị luôn nhận thức sâu sắc rằng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên, bao giờ cũng có thời cơ thuận lợi và thách thức đan xen. Những kết quả trong thời gian qua đã thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu của Cấp ủy, Lãnh đạo đơn vị và toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị, tuy nhiên mới chỉ là bước đầu, do vậy đòi hỏi tập thể Ban quản lý phải nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt khó, tranh thủ mọi cơ hội có được để tập trung cho phát triển, đưa Xuân Liên  thực sự trở thành một trung tâm đa dạng sinh học lớn của Việt Nam, phát huy hiệu quả cao nhất tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan, môi trường hiện có.

Một số hình ảnh tại buổi đón tiếp đoàn công tác

Đồng chí Nguyễn Văn Thát, nguyên UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi làm việc.

<

Tin mới nhất

Huyện Mường Lát ký kết Thỏa thuận hợp tác với các huyện Sốp Bâu, Viêng Xay, nước CHDCND Lào, giai...(08/09/2024 2:48 CH)

Triển khai đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn thiên nhiên. Pù Luông:...(30/08/2024 4:24 CH)

Trồng thử nghiệm loài Chè hoa vàng dưới tán rừng tại Khu BTTN Pù Hu(28/08/2024 10:49 SA)

Trung tâm Công nghệ thông tin Mobifone gieo mầm xanh trên mảnh đất Xuân Liên(28/08/2024 9:41 SA)

Vườn Quốc gia Bến En đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn vi phạm...(21/08/2024 10:47 SA)

BSS Group trồng rừng Xuân Liên(20/08/2024 9:40 SA)

Lễ công bố Quyết định công nhận Cây di sản Việt Nam(19/08/2024 11:09 SA)

Tháo gỡ các loại dụng cụ bẫy bắt động vật rừng, bảo vệ động vật rừng tại Trạm Kiểm Lâm Suối Hộc –...(19/08/2024 11:03 SA)

Hoa hậu H'HEN NIÊ trồng rừng Xuân Liên vì một tương lai xanh(19/08/2024 10:59 SA)

Lựa chọn các loài cây bản địa Chò chỉ (Parashorea chinensis) và Re gừng (Cinnamomum bejolghota)...(15/08/2024 8:25 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
127 người đã bình chọn
°
1736 người đang online