Tín hiệu cho sự phát triển đối với Động vật hoang dã trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
Page Content
Trong thực tế, đâu đó vẫn có có sự hoài nghi khi về một số Khu rừng đặc dụng đó là sự “Trống rỗng” vì không còn các loài động vật hoang dã (ĐVHD) tồn tại; hoặc chỉ là “cái chết đang sống” vì chỉ có cá thể loài đơn lẻ hay là khả năng gặp gỡ sẽ khó khăn hoặc quần thể của loài nào đó không có khả năng sinh sản cho ra thế hệ sau.
Bằng cách áp dụng phương pháp điều tra các loài ĐVHD bằng bẫy ảnh, kết quả đã ghi được trong 2 năm (năm 2023-2024) các hình ảnh về nhiều loài ĐVHD như: Mèo rừng, Mang thường, Chồn bạc má, Chồn họng vàng, Gà rừng, Gà tiền mặt vàng, Lửng lợn… và để cho thấy tính đa dạng sinh học vẫn đang diễn ra bởi có rất nhiều loài ĐVHD sinh sống đang tìm thấy và ở bên nhau qua những bức ảnh rất hiếm được chụp trong tự nhiên; khi chúng đang đi theo đàn, theo mẹ con, theo cặp đôi như Mèo rừng, Gấu ngựa, Hoẵng, lợn rừng….
Mèo rừng (03 cá thể)
Gấu ngựa ( 02 cá thể - Gấu mẹ và Gấu con)
Mang thường/hoẵng (02 cá thể đực và cái)
Đàn lợn rừng (03 con)
Gà rừng (02 con gà trống)
Gà mặt tiền vàng (3 con gà trống và gà mái)
Một thế giới riêng với cách thức hoạt động của các loài ĐVHD vẫn đang tìm thấy nhau dưới cánh rừng bao la rộng lớn như Khu BTTN Pù Hu, qua đó để tiếp tục minh chứng tiềm năng Đa dạng sinh học nơi đây. Niềm tin có cơ sở vững chắc nếu nỗ lực hoạt động bảo tồn thiên nhiên tiếp tục được thực hiện tốt trong thời gian tiếp theo.
Lê Khắc Đông: Phòng Khoa học & Hợp tác Quốc tế; Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu