Đánh giá 01 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030

Đăng ngày 26 - 04 - 2024
100%

Ngày 23/3/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đánh giá 01 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030 theo Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh, địa điểm tại Trung tâm hội nghị huyện Triệu Sơn, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và lãnh đạo UBND huyện Triệu Sơn đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện các Sở, ngành cấp tỉnh; đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT và một số đơn vị thuộc Sở; đại diện lãnh đạo UBND, Trưởng phòng Nông nghiệp và Giám đốc trung tâm DVNN các huyện, thị xã, thành phố; một số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo, đài đưa tin về Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị

Trước khi tổ chức phiên chính thức Hội nghị, các đại biểu đã đi thăm mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Thị trấn Triệu Sơn. Đây là mô hình sản xuất lúa được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển. Sử dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; Sử dụng công nghệ thiết bị bay không người lái trong bón phân, phun thuốc BVTV,…

Các đại biểu thăm mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận, đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Quyết định số 3809/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030; phân tích những tồn tại, hạn chế và định hướng mục tiêu, giải pháp thực hiện Đề án trong những năm tiếp theo.

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2030 được tổ chức triển khai thực hiện trên 4 lĩnh vực đó là: Trồng trọt, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản và Lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh đối với ngành Chăn nuôi chủ yếu tập trung phát triển trang trại quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, đối với ngành Lâm nghiệp do đặc thù của cây trồng chủ yếu là cây trồng lâu năm đồng thời sản phẩm ít hoặc không cung cấp thực phẩm phục cho người tiêu dùng. Do vậy, trong khuôn khổ của hội nghị chỉ  tập trung đánh giá trên 2 lĩnh vực đó là ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

Sau 01 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp Hữu cơ giai đoạn 2022-2030 đã thu được những kết quả bước đầu. Mặc dù diện tích được chứng nhận Hữu cơ còn rất thấp so với mục tiêu đề ra, đây là những kết quả đáng ghi nhận, là những mô hình bước đầu đã thu được hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm, … là cơ sở để từng bước nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã được chứng nhận, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 5.100 ha diện tích cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ trong đó: Lúa 4.264 ha; chè 24 ha; rau, đậu các loại 47,6 ha; cây ăn quả 481 ha; cây dược liệu 281,5 ha, cây khác 1,9 ha. Diện tích đã chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh khoảng 2.471,8 ha. Ngoài ra, diện tích đất trồng trọt đã được cấp Mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu: 164 mã số với tổng diện tích là1.511,5 ha, nội địa 87 mã số với tổng diện tích 819,3 ha, 77 mã số xuất khẩu 692,2 ha. Đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hữu cơ và các sản phẩm hướng hữu cơ chủ lực tại một số huyện. Đây là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.

Đồng chí Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Viết Chọn phát biểu kết luận hội nghị

Kết luận Hội nghị, Đồng chí Hoàng Viết Chọn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đề nghị cơ quan đơn vị liên quan, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án tại Quyết định 3809/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án. Tập trung các giải pháp để thực hiện tốt Đề án trong những năm tiếp theo: (1) Giải pháp về Thông tin tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (2) Giải pháp về Quy hoạch, quản lý nông nghiệp hữu cơ; (3) Giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hữu cơ; (4) Giải pháp phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ; (5) Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ./.

 

 
 

<

Tin mới nhất

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024(13/06/2024 1:57 CH)

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân(04/06/2024 9:46 CH)

TP Thanh Hóa tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024(04/06/2024 4:22 CH)

Hội nghị thống nhất nội dung điều chỉnh Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy...(28/05/2024 8:56 CH)

Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp đoàn công tác KOICA Việt Nam(28/05/2024 2:55 CH)

Hội nghị giao ban tháng 5, triển khai nhiệm vụ tháng 6 năm 2024(25/05/2024 10:02 CH)

Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thao công nhân, viên chức, lao động năm 2024(25/05/2024 9:48 CH)

Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới tỉnh làm việc tại huyện Quảng Xương(24/05/2024 8:38 SA)

Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân...(18/05/2024 10:18 CH)

Ngọc Lặc và Đông Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023(18/05/2024 10:07 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
114 người đã bình chọn
°
902 người đang online