Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng xử lý

Đăng ngày 19 - 10 - 2024
100%

Thời gian qua, các sự cố lộ thông tin, dữ liệu cá nhân, lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất an toàn thông tin được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng để bảo đảm an toàn thông tin trên mạng có ý nghĩa rất quan trọng.

Để nâng cao cảnh giác cho người dân, giảm thiểu vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang xảy ra hàng ngày, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, ban hành Sổ tay kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến.

Theo đó, khi phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, người dân cần nắm vững các kỹ năng xử lý như sau:

Kỹ năng xử lý là những kiến thức cơ bản và cần thiết giúp mọi đối tượng trên không gian mạng bình tĩnh xử lý tình huống khi gặp phải trường hợp lừa đảo trực tuyến. Khi người dùng phát hiện bản thân đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trực tuyến, bị chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài sản, việc áp dụng những kỹ năng xử lý nhanh gọn và chính xác là rất quan trọng. Việc phản ứng nhanh chóng và đúng cách cả trước, trong và sau khi bị lừa đảo có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro tiếp theo.

Xử lý khi gặp lừa đảo trực tuyến

Chủ động chặn các tin nhắn cuộc gọi: Khi được tiếp cận bởi các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên chủ động ngắt liên lạc, chặn tin nhắn.

Báo cáo các tin nhắn, cuộc gọi: Chặn và báo cáo các tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo trên các nền tảng mạng xã hội. Đối với các cuộc gọi điện, lưu lại số điện thoại của các đối tượng và trình báo với cơ quan công an nhằm kiểm tra và bắt giữ.

Tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các phương thức, thông tin liên quan tới hành vi lừa đảo, rất có thể hành vi đó đã được báo cáo và đăng tải bởi các cơ quan truyền thông hoặc nạn nhân khác.

Gửi cảnh báo: Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn

Xử lý sau khi bị lừa đảo trực tuyến

Trường hợp bị dẫn dụ chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo: Không ít trường hợp nạn nhân nhẹ dạ cả tin, làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo và tự chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng này. Trong trường hợp gặp phải tình huống tương tự, nạn nhân cần phải:

Dừng chuyển tiền, tuyệt đối không tiếp tục làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo.

Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.

Sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch. Nhanh chóng lưu lại các đoạn hội thoại với đối tượng lừa đảo, lịch sử giao dịch chuyển khoản nhằm phục vụ cho quá trình điều tra và truy vết đối tượng.

Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.

Cảnh báo cho gia đình và bạn bè về trường hợp lừa đảo này để họ có thể đề phòng những chiêu trò tiếp theo có thể xảy ra.

Trường hợp bị mất các thông tin đăng nhập, chiếm quyền điều khiển thiết bị:

Trong trường hợp các đối tượng lừa đảo có thông tin đăng nhập tài khoản hay chiếm được quyền điều khiển thiết bị và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người dùng cần:

Liên hệ với ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính: Trong trường hợp thông tin tài chính bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt, liên hệ ngay với ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính để thông báo về sự cố và khóa tài khoản. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các đối tượng thực hiện giao dịch trái phép

Thay đổi toàn bộ mật khẩu có độ khó cao: Trên 12 ký tự (bao gồm chữ số chữ hoa, chữ thường và các ký tự đặc biệt) đồng thời bật tính năng bảo mật hai bước trên các nền tảng trực tuyến đang sử dụng.

Kiểm tra thiết bị và hệ thống: Sử dụng phần mềm diệt virus và các công cụ bảo mật khác để quét thiết bị nhằm phát hiện và loại bỏ phần mềm độc hại.

Cài đặt lại hệ thống thiết bị: Sử dụng phần mềm diệt virus và các công cụ bảo mật khác để quét thiết bị nhằm phát hiện và loại bỏ phần mềm độc hại.

Trình báo lừa đảo: Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.

Giám sát tài khoản và tín dụng: Theo dõi tài khoản ngân hàng và báo cáo tín dụng để phát hiện các hoạt động bất thường hoặc trái phép.

Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn.

Học hỏi từ kinh nghiệm: Xem xét lại cách thức lừa đảo nhằm phòng tránh các tình huống tương tự trong tương lai. Theo dõi kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia trên Facebook, TikTok để cập nhật các tin tức an toàn thông tin, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến.

<

Tin mới nhất

Tài liệu Hướng dẫn các tiêu chí kỹ thuật để các phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số thân...(19/12/2024 9:39 SA)

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân...(21/10/2024 9:44 CH)

Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng xử lý(19/10/2024 10:57 CH)

Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng phát hiện(19/10/2024 10:56 CH)

Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng nhận biết(19/10/2024 10:55 CH)

Lan tỏa Chương trình chung tay cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trên nền tảng VNeID(07/10/2024 1:52 CH)

Tuyên truyền hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh(23/09/2024 10:15 SA)

Phổ biến, hướng dẫn đăng ký tham gia "Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2024"(08/09/2024 2:41 CH)

Giới thiệu, đề cử tham gia Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024(08/09/2024 2:39 CH)

Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam(05/09/2024 1:55 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
147 người đã bình chọn
°
2925 người đang online