Trồng thử nghiệm loài Chè hoa vàng dưới tán rừng tại Khu BTTN Pù Hu
Page Content
Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững đòi hỏi các hoạt động kết hợp giữa quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong đó, các loài cây mục tiêu có giá trị kinh tế được ưu tiên trồng dưới tán rừng, từ đó làm tăng giá trị sử dụng đất trên một đơn vị diện tích rừng đang là mục tiêu nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng tại các địa phương vùng đệm thuộc các Khu rừng đặc dụng.
Qua điều tra sơ bộ tại Khu BTTN Pù Hu cho thấy: cây Chè hoa vàng là loài cây bản địa và có phân bố tự nhiên tại Khu BTTN Pù Hu. Nhu cầu trên thị trường hiện nay đang được ưa chuộng do các sản phẩm từ lá, hoa của Chè hòa vàng có giá trị y học góp phần tăng cường sức khỏe khi người dùng như: ức chế, tác động và giảm sự phát triển của tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, kéo dài tuổi thọ….
Ngày 28.7.2024, đơn vị đã tổ chức trồng thử nghiệm mô hình loài Chè hoa vàng dưới tán rừng tại khu vực đất rừng sản xuất với quy mô diện tích 1,5 ha với tổng số gần 1.000 cây (cự lý 4 m x 4 m) tại Tiểu khu 132, xã Nam Tiến do đơn vị quản lý; việc lựa chọn thời vụ phù hợp (mùa mưa) và điều kiện độ tàn che (dưới tán rừng) đã cho tỷ lệ sống cây Chè hoa vàng đạt hơn 90%.
Tổ chức trồng Chè hoa vàng
Theo dõi sự phát triển cây Chè hoa vàng
Trong giai đoạn tiếp theo, Khu BTTN Pù Hu sẽ tổ chức hoạt động chăm sóc, quản lý bảo vệ và thu thập đo đếm các yếu tố sinh trưởng (Hvn; D00…) sau trồng. Trên cơ sở thực hiện phân tích khả năng sinh trưởng và phát triển trên mô hình với mục đích bảo tồn nguồn gen, đồng thời làm cơ sở nhân rộng, mở rộng diện tích trồng góp phần phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm tại Khu bảo tồn.
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu