Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ Đông cho năng suất, chất lượng cao

Đăng ngày 11 - 09 - 2024
100%

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng mô hình trồng bí xanh, từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, hướng tới hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, trong công tác sản xuất chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Thời vụ: 

Gieo trồng từ 25/8- 25/9. Nên trồng sớm đầu vụ 1/8- 20/9 sẽ cho năng suất chất lượng ổn định hơn.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 

Nên ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay. Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Nên làm giàn cho bí xanh thâm canh. Làm luống rộng 1,2- 1,4m.

Sau khi trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh, sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ ra hoa, đậu quả và phát triển quả cần nhiều nước. Tùy theo từng chân đất và loại giống mà có cách sử dụng phấn bón cho phù hợp. Chú ý thời gian cách ly trong sử dụng phân bón để đảm bảo sản phẩm được an toàn. Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học.

Khi cây bí dài 1 m trở lên thì cho leo giàn, chú ý buộc ở phía dưới nách lá. Bắt dây chéo chữ chi cho đều giàn và khỏi che rợp hoa, quả. Mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả.

Sử dụng nước sạch như nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm để tưới cho bí, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Từ mọc đến kết quả cần độ ẩm 75- 80 % độ ẩm đất.

Trong công tác bảo vệ thực vật cần lưu ý một số loại sâu bệnh chính như: Sâu xanh, rệp, bệnh lở cổ rễ do nấm, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng… tích cực đi thăm đồng, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng trên rau. Đảo bảo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

3. Thu hoạch: Thu sau khi đậu quả 50-60 ngày, thu bí non sau đậu quả 25-35 ngày. Khi thu hoạch nên thu hái vào sáng sớm. Thu hoạch nhẹ nhàng để không làm đạp quả. Quả sau khi thu hái xong thì xếp hàng cẩn thận. Bảo quản nơi thoáng mát./.

<

Tin mới nhất

Những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vật nuôi trong những năm gần đây(03/12/2024 9:12 SA)

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Ứng dụng TBKT trong phát triển, nâng cao hiệu quả khai thác,...(20/11/2024 3:55 CH)

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển cây dưa hấu hiệu quả, bền vững”(20/11/2024 3:51 CH)

Phổ biến, chia sẻ thông tin về Sáng kiến ESG Việt Nam 2025 trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng...(15/11/2024 3:48 CH)

Tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phát triển cây dưa hấu hiệu quả, bền...(11/11/2024 1:37 CH)

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền...(10/11/2024 7:22 SA)

Hiệu quả từ mô hình trồng Dưa lưới trong nhà màng(10/11/2024 7:19 SA)

Một số lưu ý khi trồng, chăm sóc cây vụ Đông(03/11/2024 3:20 CH)

Sử dụng công nghệ nano bạc tạo sản phẩm nông nghiệp sạch(03/11/2024 3:18 CH)

Chọn nguyên liệu và quản lý chất độn chuồng trong chăn nuôi giai cầm(19/10/2024 10:51 CH)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
147 người đã bình chọn
°
1603 người đang online