Đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động tại Việt Nam

Đăng ngày 30 - 07 - 2024
100%

Ngày 6/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Trong đó, hành vi vi phạm về đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 17, cụ thể:

1.Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

a, Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;

b, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;

c, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

đ, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

e, Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

g, Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

h, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

i, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

k, Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai.

Tại Điều 2, Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về đóng góp quỹ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 như sau:

Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến các nội dung về xử phạt hành chính trong việc đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 17 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ.

Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về đóng góp quỹ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 38, Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ

Hiện tại, Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh đang tổng hợp kết quả thu, nộp quỹ từ các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024 làm cơ sở để báo cáo cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện đóng góp quỹ nhằm gia tăng nguồn lực xã hội hóa, giảm bớt cho ngân sách Nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Việc đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai không chỉ thể hiện trách nhiệm ý thức cộng đồng mà còn góp phần đảm bảo quan trọng để phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Năm 2024, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường, vì vậy các ngành, địa phương, đơn vị cần xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống thiên tai với tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt. Trong đó, chủ động đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả và nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Một số hình ảnh:

<

Tin mới nhất

Công tác thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024(25/09/2024 8:42 SA)

Đẩy mạnh công tác chi trả nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kinh vùng bắc...(25/09/2024 8:35 SA)

Kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tiền ERPA năm 2023 của các chủ rừng trên địa bàn...(25/09/2024 8:28 SA)

Từ năm 2018 đến nay, gần 1.500 hộ nghèo tại các huyện, thị xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa được hỗ...(10/09/2024 9:27 CH)

Thực hiện kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh thanh hóa năm 2024(16/08/2024 2:52 CH)

Thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng và xử lý vi phạm quy...(14/08/2024 7:22 SA)

Đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân...(30/07/2024 8:33 CH)

Triển khai, thực hiện Phần mềm giám sát đánh giá chi trả Dịch vụ môi trường rừng trong giai đoạn...(30/07/2024 8:04 CH)

Tiếp tục đẩy nhanh công tác rà soát diện tích rừng tự nhiên, đối tượng hưởng lợi phục vụ chi trả...(24/07/2024 9:00 CH)

Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm...(28/06/2024 10:59 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
136 người đã bình chọn
°
2681 người đang online