Chủ động phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi

Đăng ngày 12 - 12 - 2024
100%

Rét đậm, rét hại xảy ra ở vụ Đông Xuân hàng năm là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tổng đàn vật nuôi và kinh tế của người chăn nuôi, đặc biệt là ở khu vực miền núi. Nguyên nhân gia súc, gia cầm bị chết do bị đói, rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm theo điều kiện về chuồng trại, dự trữ thức ăn, vệ sinh môi trường không tốt làm phát sinh dịch bệnh. Đối tượng gia súc bị chết rét chủ yếu là trâu, bò già yếu, bê nghé non…Để kịp thời ứng phó với các tình huống thời tiết bất thường xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại đến sớm, kéo dài với nền nhiệt thấp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại gây ra cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân năm 2024-2025; Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến đến người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi:

1. Đối với công tác chỉ đạo phòng chống đói rét

- Tập trung chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để phòng, chống đói rét cho vật nuôi, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan và bị động trong việc phòng, chống rét cho vật nuôi trên địa bàn quản lý. Trước những diễn biết bất thường của thời tiết, chủ động thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống đói, rét; trong đó cần chú trọng các khu vực vùng cao, xã biên giới, những nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét và xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại xảy ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi;

- Thống kê nắm rõ tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có của địa phương, các trại chăn nuôi theo các quy mô khác nhau trên địa bàn; Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chống đói, rét cho các chủ chăn nuôi theo nội dung tại Quyết định số 458/QĐ-CN-MTCN ngày 8/12/2022 của Cục Chăn nuôi về việc Hướng dẫn phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

- Giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cấp xã và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội huy động nguồn nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn, khẩn trương hướng dẫn đến tận hộ gia đình áp dụng các biện pháp, phòng chống đói rét cho vật nuôi;

- Tổ chức tốt trồng cỏ, trồng ngô dày trên diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất hoang; tận dụng phụ phẩm cây công nghiệp chế biến dưới các hình thức để dự trữ làm thức ăn cho trâu, bò trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài;

- Dự trù kinh phí và chủ động bố trí nhân lực, kinh phí, vật tư triển khai công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm tra, xác minh kịp thời để hỗ trợ cho người sản xuất chăn nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét

- Liên tục cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

- Phổ biến và hướng dẫn người chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi; hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn tinh; thức ăn khô (rơm, rạ, cỏ khô…), thức ăn ủ chua, bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Đối với gia cầm phải có đèn sưởi; củng cố chuồng trại chăn nuôi, che chắn giữ khô nền chuồng, kín, ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.

- Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc để đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông-Xuân. Việc cung cấp đủ thức ăn những ngày giá, rét cho vật nuôi giúp đàn vật nuôi có nhiều năng lượng để chống rét tốt hơn,…đảm bảo bình quân 5-7kg/con/ngày trong những ngày giá rét; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát; áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu, bò; đặc biệt là bê, nghé non; đồng thời bổ sung khoáng và thức ăn tinh, vitamin trong những ngày rét đậm, rét hại, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 12ºC  cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng.

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tiến hành tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, gia cầm; tẩy giun sán cho trâu bò. Áp dụng các biện pháp phòng chống các bệnh liên quan đến mùa rét như cước chân, xù lông do gió lùa,... Thường xuyên theo dõi tình hình đàn gia súc, gia cầm; phát hiện kịp thời vật nuôi ốm để cách ly xử lý, thống kê đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn bị thiệt hại.

<

Tin mới nhất

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản...(20/12/2024 10:16 CH)

Thông báo tiếp nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi (15/11-12/12)(13/12/2024 10:28 SA)

Chủ động phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi(12/12/2024 4:11 CH)

Kết quả phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi...(03/11/2024 3:29 CH)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY QUÝ III NĂM 2024(17/10/2024 8:22 SA)

Phân bổ hóa chất, vật tư thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đợt 2 năm 2024(30/09/2024 3:22 CH)

Hướng dẫn cách xác định độ tuổi của Dê và phòng chống một số bệnh thường gặp trên đàn Dê(28/08/2024 9:46 SA)

Vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật(21/08/2024 10:36 SA)

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi...(07/08/2024 9:33 SA)

Tập huấn công tác Quản lý giống vật nuôi và Chương trình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...(19/07/2024 10:54 SA)

Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử
147 người đã bình chọn
°
2973 người đang online