- Giá một số sản phẩm chăn nuôi: Hiện nay, giá thịt lợn hơi khoảng 70-73 nghìn đồng/kg thịt hơi; giá gà trắng 34-36 nghìn đồng/kg; giá gà lông màu 110-130 nghìn đồng/kg; giá trâu thịt 70-80 nghìn đồng/kg; Bò lai 75-85 nghìn đồng/kg ;với giá sản phẩm có xu hướng tăng người chăn nuôi có lãi.
- Có 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (8 nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp và 02 nhà máy sản xuất nguyên liệu thức ăn) sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất ước đạt 500 nghìn tấn/năm; có khoảng 2.000 của hàng có hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi cung cấp nhu cầu sử dụng trong hoạt động chăn nuôi trong tỉnh và tỉnh ngoài.
2. Phát triển các chuỗi liến kết
- Toàn tỉnh có 72 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn. trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Công ty chăn nuôi C.P, CJ, Japfa comfeed, Golden, Mavin, Newhope hình thành chuỗi liên kết hình thức gia công, gắn với tiêu thụ sản phẩm; Các doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng các dự án chăn nuôi gắn với nhà máy giết mổ như: Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn TH True milk, Tập Đoàn DABACO, Công ty RTD, Công ty Phú Gia, 3F,...; Nhà máy chế biến sữa của Tập đoàn Vinamilk, Nhà máy giết mổ gia cầm Viet Avis của Công ty cổ phần Nông sản Phú Gia và tập đoàn Mastergood-Hunggary, năm 2023, giết mổ được tổng số khoảng trên 01 triệu con gia cầm, cung cấp ra ngoài thị trường; Công ty Hoa Mai, Công ty xúc sản Hàm Rồng xuất khẩu lợn sữa sang Hồng Kông, Trung Quốc; các chuỗi liên kết đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao: Vùng chăn nuôi lợn hướng nạc, Vùng chăn nuôi bò sữa, Vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao; Toàn tỉnh có 47 khu/cụm trang trại chăn nuôi tập trung; 1.080 trang trại, 739.350 hộ chăn nuôi. UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận cho 02 dự án chăn nuôi với tổng mức đầu tư 153,1 tỷ đồng với quy mô chăn nuôi.... Đồng thời, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 06 dự án phát triển chăn nuôi quy mô lớn
3. Mô hình tiêu biểu trong chăn nuôi, giết mổ
- Mô hình tiêu biểu Nhà máy giết mổ gia cầm Viet Avis; Trong năm 2024, giết mổ được tổng số khoảng trên 01 triệu con gia cầm, cung cấp ra ngoài thị trường;
- Mô hình tiêu biểu trong chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao Công ty TNHH 2TV Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và thực phẩm sữa Yên Mỹ, quy mô tổng đàn hiện tại: 4.747 con bò sữa; sản lượng sữa bình quân 30 lít/con/ngày.
4. Phương hướng nhiệm vụ phát triển chăn nuôi năm 2025
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất chăn nuôi; từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh bảo vệ môi trường, cụ thể:
a) Tổng đàn chăn nuôi:
- Tổng đàn trâu: 162 nghìn con; tổng đàn trâu được nuôi trong các trang trại chiếm 10%, tỷ lệ lai hóa đàn trâu đạt 15%;
- Đàn bò: 265 nghìn con. Trong đó, đàn bò lai 195 nghìn con chiếm tỷ trong 73,6% tổng đàn; tổng đàn bò được nuôi trong các trang trại chiếm 12%, đàn bò sữa đạt 22,5 nghìn con, 100% nuôi trong các trang trại.
- Đàn lợn 1,4 triệu con, trong đó đàn lợn hướng nạc 910 nghìn con; đàn lợn nái ngoại 85 nghìn con (chiếm 60,7% tổng đàn lợn nái), lợn sữa 350 nghìn con, đàn lợn được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 60%;
- Đàn gia cầm 28 triệu con. Trong đó: đàn gà đạt 19,5 triệu con, đàn gà lông mầu đạt 12 triệu con; đàn thủy cầm 7,5 triệu con. Tổng đàn gia cầm được nuôi theo phương thức công nghiệp chiếm 33%.
b) Sản phẩm chăn nuôi: Thịt hơi các loại 320 nghìn tấn. Trong đó, thịt lợn 187,5 nghìn tấn, thịt trâu 14,8 nghìn tấn, thịt bò 22,3 nghìn tấn, thịt gia cầm 84,6 nghìn tấn, thịt hơi khác 10,8 nghìn tấn; Sữa tươi 94 nghìn tấn, sản lượng trứng 320 triệu quả.
5. Nhiệm vụ: