Hướng dẫn cách xác định độ tuổi của Dê và phòng chống một số bệnh thường gặp trên đàn Dê

Dê có nhiều ưu điểm so với các loại vật nuôi khác như khả năng kháng bệnh cao, chịu được khí hậu khắc nghiệt; nuôi dê chi phí đầu tư ban đầu ít, không tốn nhiều tiền mua thức ăn, tận dụng các loại lá cây có sẵn trong vườn nhà và phụ phẩm nông nghiệp. Để giúp người chăn nuôi Dê có thêm cơ sở xác định độ tuổi của Dê, thuận tiện cho quá trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng chống dịch bệnh trên đàn Dê. Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn cách xác định độ tuổi của Dê như sau.

- Theo tài liệu ở Chương III, Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ của NXB Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2022 của Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Dương Huyền và Nguyễn Ngọc Bằng; trang 79, 80 quyển Nông nghiệp Nhiệt đới, Dê của tác giả René Coste và Antony J. Smith và một số tài liệu trên Web, Internet,… Tham khảo qua một số tài liệu hướng dẫn cách xác định độ tuổi của Dê dựa vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của răng.

- Đặc điểm số lượng, hình thái cấu tạo của răng

Dê không có răng cửa hàm trên, chỉ có răng cửa hàm dưới Dê trưởng thành có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm dựa vào đấy ta có thể xác định độ tuổi của Dê bằng cách quan sát răng cửa hàm dưới của Dê:

a) Mầu sắc, hình thái răng

+ Răng sữa: Nhỏ, trắng

+ Răng thay thế: To, màu hơi vàng, có vạch đen ở mặt trước.

b) Đặc điểm, số lượng răng

Lưu ý: Thông thường Dê rụng răng khi chúng 9 tuổi tuy nhiên có 1 vài con có tầm vóc lớn hơn và không mất bất kỳ răng nào khi 9 tuổi.

   c) Thứ tự thay răng:

- 15-18 tháng tuổi: Thay 2 Răng cửa giữa;

- 2 tuổi: 2 Răng cửa bên;

- 2-2,5 tuổi: 2 Răng cửa áp góc;

- 3-3,5 tuổi: 2 Răng góc.

d) Bệnh thường gặp trên Dê:

- Bệnh tiêu chảy: Dê con thường mắc bệnh trong khoảng 4-10 ngày tuổi. Do Dê con sức đề kháng còn yếu, dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy.

Phòng và điều trị: Nên chú ý vệ sinh chuồng trại tốt, cho dê con bú đủ sữa đầu có thể phòng được bệnh này. Khi bị bệnh cho dê con uống dung dịch điện giải để tránh mất nước và có thể điều trị bằng kháng sinh như neomycin hay sulfamide như sulfaguanidin.

- Bệnh viêm phổi: Bệnh này xảy ra trên mọi lứa tuổi ở Dê, có thể là do Mycoplasma gây ra. Bệnh có thể lây lan do giọt nước mũi của Dê bệnh, xảy ra trong điều kiện ẩm ướt khiến khả năng tử vong rất cao. Bệnh xảy ra khi Dê bị stress như khi bị vận chuyển xa.

Phòng và điều trị: Có thể chữa trị bằng kháng sinh như ampicilline, kanamycine hay tylosin hoặc sulfamid kết hợp với các thuốc trợ lực như caffein

- Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm: Xảy ra trên mọi lứa tuổi bệnh này lây lan rất nhanh, nhưng xảy ra nhiều trên Dê theo mẹ và Dê sau cai sữa. Khi nhiễm bệnh, phần trong miệng, môi Dê bị sưng lở loét, năng có thể xảy ra ở mũi, mặt, tai và bầu vú. Bệnh gây ra do một loại virus trên da.

Phòng và điều trị: Phương pháp chữa bệnh hiệu quả là cách ly Dê bệnh, sát trùng chuồng trại khu bệnh bằng vôi hay formaline. Dùng các dung dịch sát trùng như thuốc tím, nước muối, oxy già…sau đó bôi các thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc mỡ hay bột lên vết thương, sau khi thấm nước phèn. Nên tiêm thêm sinh tố A và C để tăng sức đề kháng.

- Bệnh tụ huyết trùng: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, triệu chứng điển hình là dê bỏ ăn, sốt cao, chảy nước bọt, nước mũi, khó thở, kết mạc sung huyết, vùng hầu, họng sưng to, tiêu chảy với phân có máu. Thể cấp tính làm Dê chết rất nhanh.

Phòng và điều trị: Do đó, phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn Dê. Nếu phát hiện kịp có thể điều trị bằng kháng sinh liều cao như oxytetracycline hay sulfamide.

e) Một số lưu ý

- Đây không phải là cách chính xác để nói về độ tuổi của Dê, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như chế độ cho ăn, loại thức ăn và chăm sóc sức khỏe cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.

- Mỗi con Dê đều khác nhau. Thực tế đã cho thấy Dê cùng sinh ra 1 ngày ăn cùng 1 loại thức ăn nhưng có con thay răng sớm, thay răng muộn tuy nhiên thời gian cũng không quá cách biệt.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y