Lựa chọn các loài cây bản địa Chò chỉ (Parashorea chinensis) và Re gừng (Cinnamomum bejolghota) trong công tác trồng rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có tổng diện tích tự nhiên 17.171,03 ha, nằm trên địa giới hành chính 02 huyện Quan Hóa và Bá Thước, cách thành phố Thanh Hóa 120 km về phía Tây – Bắc.   

Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở Khu BTTN Pù Luông phong phú. Tuy nhiên, kinh tế trong vùng có bước phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, các hoạt động phát triển kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, điều này gây áp lực cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; năng suất cây trồng vật nuôi thấp, đặc biệt là các thôn sống trong vùng lõi của Khu bảo tồn, dẫn đến nguy cơ xâm hại vào rừng là rất lớn, đây đang là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý BVR.

Rừng trồng Chò chỉ tại Khu BTTN Pù Luông

Rừng trồng Re gừng tại Khu BTTN Pù Luông

Chính vì lý do đó, BQL Khu BTTN Pù Luông đã lựa chọn các loài cây trồng để tăng giá trị sinh thái của rừng cũng như bảo tồn được nguồn gen của các loài thực vật quý hiếm cũng như tăng độ che phủ rừng. Cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) và Re gừng (Cinnamomum bejolghota) là 02 loài cây luôn thể hiện là cây phát triển tốt, tỷ lệ sống rất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Khu BTTN Pù Luông Từ đó nó không chỉ phát huy được tác dụng phủ xanh đất trống, tăng độ che phủ rừng mà còn có tác dụng cho gỗ tốt, đẹp, là một loài cây thuộc họ tinh dầu sẽ mở ra nhiều hướng về chưng cất tinh dầu thơm thông qua nhựa, cho giá trị kinh tế cao.

Cây Chò chỉ

Cây Re gừng

Nguyễn Hoàng Vân – Kiểm lâm viên, Hạt Kiểm lâm Bá Thước