Thứ hai, 09/10/2023 |
Một số kết quả thực hiện đề tài KHCN: Nghiên cứu, thử nghiệm trồng thâm canh rừng gỗ lớn bằng một số giống keo lá tràm mới, kết hợp trồng xen cây dược liệu ngải máu tại Thanh Hoá
|
Cây Keo lá tràm (A. auriculiformis A.Cun. ex Benth) là loài cây dễ gây trồng, khả năng thích ứng rộng, chịu được đất nghèo xấu, có khả năng cố định đạm cải tạo đất. Gỗ keo lá tràm có vân thớ đẹp, được thị trường ưa chuộng. Trước đây, cây keo lá tràm trồng từ hạt được đánh giá là sinh trưởng chậm, phân cành sớm. Hiện nay, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và tuyển chọn thành công nhiều giống Keo lá tràm, trong đó các giống được sản xuất từ cây nuôi cấy mô có khả năng sinh trưởng nhanh, thân thẳng, ít mấu mắt, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận.  Keo lá tràm trồng bằng hạt Keo lá tràm từ cây nuôi cấy mô Cây ngải (Kaempferia Rotunda L.), thuộc họ Gừng – Zingiberaceae là cây thuốc có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau, giải độc.… Ngải máu mọc nhiều tại các rừng tự nhiên tuy nhiên diện tích ngày càng bị thu hẹp do khai thác quá mức. Củ ngải máu hiện được trồng rải rác tại các vườn nhà và nương rẫy của các hộ đồng bào H’Mông tại huyện Mường Lát, người dân trồng chủ yếu để làm thuốc chữa bệnh. 
Để đa dạng nguồn giống tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn và phát triển mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng. Từ năm 2021, Trung tâm Khuyến nông thực hiện đề tài KH&CN: “Nghiên cứu, thử nghiệm trồng thâm canh rừng gỗ lớn bằng một số giống Keo lá tràm mới kết hợp trồng xen cây dược liệu Ngải máu tại Thanh Hóa”. Kết quả nghiên cứu nhằm lựa chọn được các giống keo lá tràm mới từ cây nuôi cấy mô có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng thâm canh rừng gỗ lớn; đồng thời đánh giá được tình hình sinh trưởng phát triển của cây ngải máu dưới tán rừng làm cơ sở nhân ra diện rộng, góp phần tăng thu nhập cho người trồng rừng.
Sau 3 năm triển khai, từ năm 2021 đến nay đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá “đạt” yêu cầu.
Một số kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
1. Đối với mô hình: “Nghiên cứu, thử nghiệm trồng thâm canh rừng gỗ lớn bằng một số giống Keo lá tràm mới”: Đối tượng nghiên cứu là 5 giống keo lá tràm sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô giống Clt7, Clt18, Clt57, Clt98 và AA9. Địa điểm thực hiện tại xã Thọ Bình huyện Triệu Sơn, xã Ngọc Phụng huyện Thường Xuân, xã Xuân Phú huyện Thọ Xuân; Quy mô 9ha; 3 hộ tham gia. Thời gian trồng từ tháng 6/2021 với mật độ trồng: 1.660 cây/ha. Kết quả thu được như sau:
- Về tỷ lệ sống: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sau 30 tháng trồng cho thấy, tỷ lệ sống của của các giống keo lá tràm tại các điểm đều đạt cao từ 91,1-95,4% trong đó cao nhất là giống Clt7 đạt 95,4% và thấp nhất giống AA9 là 91,1%. Các giống keo lá tràm Clt7, Clt18, Clt57, Clt98, AA9 đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện tại địa phương và các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện tại mô hình.
Stt | Giống keo lá tràm | Tỷ lệ sống % | Trung bình |
12 tháng | 18 tháng | 30 tháng |
Triệu Sơn | Thường Xuân | Thọ Xuân | Triệu Sơn | Thường Xuân | Thọ Xuân | Triệu Sơn | Thường Xuân | Thọ Xuân |
1 | Clt7 | 95,2 | 96,4 | 97,6 | 94,3 | 95,8 | 97,0 | 94,0 | 95,5 | 96,7 | 95,4 |
2 | Clt18 | 94,3 | 94,9 | 96,7 | 91,9 | 94,3 | 96,1 | 91,9 | 94,0 | 96,1 | 94,0 |
3 | Clt57 | 95,5 | 95,5 | 97,3 | 93,7 | 94,9 | 96,4 | 93,4 | 94,9 | 96,4 | 94,9 |
4 | Clt98 | 95,2 | 96,1 | 96,1 | 93,4 | 95,2 | 95,5 | 93,1 | 95,2 | 95,5 | 94,6 |
5 | AA9 | 94,6 | 91,6 | 92,5 | 92,5 | 90,7 | 90,4 | 92,5 | 90,4 | 90,4 | 91,1 |

| | |