Đăng nhập
 
 
   
    Số lượt truy cập
Hôm nay 53414
Hôm qua 99508
Tuần này 152922
Tháng này 1615487
Tất cả 148596950
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 17/11/2022
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc.

Hậu Lộc là một huyện có 12km bờ biển chạy qua, cách trung tâm Thành Phố Thanh Hóa 25 km về phía Đông Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 141,5 km2, với 23 xã, thị trấn, Hậu Lộc có đặc điểm địa hình đa dạng, trong đó có 03 vùng kinh tế rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng ven biển và vùng đồi. Sản xuất ngành nông nghiệp có đủ các loại hình bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (cả nuôi trồng và khai thác) và lâm nghiệp, được ví như một tỉnh Thanh Hóa thu nhỏ. Đây  là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng.

Hậu Lộc xác định để ngành chăn nuôi trở thành chủ lực trong phát triển kinh tế, góp phần nâng cao giá trị thu nhập và tạo thành mối liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, thì cần phải ứng dụng công nghệ cao.

Thành tựu mà ngành chăn nuôi của huyện Hậu Lộc đã và đang đạt được đó là chăn nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết. Trang trại chăn nuôi theo tiêu chí thông tư số 02/2020//TT-BNNPTNT ngày 20/02/2020 của Bộ Nông ngiệp và PTNT tính đến hết năm 2021 toàn huyện Hậu Lộc có 116 trang trại, trong đó có 100 trang trại chăn nuôi và chủ yếu là trang trại chăn nuôi gia cầm 85 chiếm 85 % trong tổng số trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, toàn huyện còn 35 trang trại vừa và nhỏ khác chưa đạt tiêu chí. Điều đó chứng minh rằng chăn nuôi gia cầm là thế mạnh và đang trên đà phát triển. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc đều có qui mô vừa và nhỏ, nuôi gia công liên kết với Japa, liên kết Hồng Hà, liên kết Golden, liên kết CiPI với qui mô từ 6.000 – 20.000 con, lợi nhuận bình quân đạt từ 200 – 500 triệu đồng/ năm. Số trang trại gia cầm đạt tiêu chí do hộ gia đình chủ động 100% cả đầu ra và đầu vào gồm 30 trang trại, lợi nhuận bình quân đạt 150 – 300 triệu đồng/năm. Các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện tập trung nhiều nhất là tại các xã: Hưng Lộc, Minh Lộc, Phú Lộc, Tuy Lộc, Liên Lộc….

Nhìn chung các trang trại chăn nuôi gia cầm của huyện đều đang hoạt động có hiệu quả. Các trang trại chăn nuôi theo hình thức liên kết có độ rủi ro thấp, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh, giá thị trường nên lợi nhuận thường ổn định qua các năm. Tuy nhiên, đối với trang trại tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh, đặc biệt là sự lên xuống bấp bênh của giá cả thị trường.

1. Thực trạng đang đặt ra đối với ngành chăn nuôi gia cầm của huyện Hâu Lộc:

         Hiện nay trên địa bàn huyện, việc sản xuất theo tiêu chuẩn Viepgap còn rất ít. Sản phẩm chưa gắn với giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; tâm lý người chăn nuôi ngại đổi mới phương thức sản xuất; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm trong chăn nuôi vào địa bàn huyện.

         Kinh tế trang trại chậm phát triển, trên địa bàn huyện chưa thành lập được các HTX chăn nuôi, thị trường tiêu thụ khó xác định, hiệu quả chưa có và thiếu bền vững.

         Diện tích đất tập trung cho phát triển trang trại còn hạn chế. Đặc biệt ở một số địa phương, việc thực hiện tích tụ đất theo hình thức giao đất hoặc cho thuê đất lâu dài còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng đến nguồn thu thuế hàng năm của ngân sách xã, hoặc do các hộ dân không sản xuất (bỏ hóa) nhưng vẫn không cho các hộ thuê, mượn lâu dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư trang trại theo quy mô lớn, quy mô tập trung. Bên cạnh đó có hộ thuê đất từ năm 2014 đến nay vẫn chưa được giao đất 50 năm để họ yên tâm đầu tư sản xuất.

         Quản lý nhà nước trên lĩnh vực quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng, từng lĩnh vực để sản xuất ra các loại sản phẩm cụ thể, hướng dẫn, chứng thực và bảo hộ các quan hệ hợp pháp trong quá trình tổ chức đầu tư phát triển trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái còn bấp cập và thiếu đồng bộ.

         Nguồn vốn, lao động, khoa học công nghệ huy động cho lĩnh vực phát triển trang trại chưa cao, chưa tạo môi trường thuận lợi khuyến khích người có vốn hợp tác với người có đất nhưng thiếu vốn. Một bộ phận cán bộ, nông dân còn e dè chưa mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại, một bộ phận lực lượng lao động trong độ tuổi đã chuyển đổi sang các nghề khác.

         Người chăn nuôi hoạt động đơn lẻ, phân lập trên thị trường, chưa thiết lập được liên kết với tác nhân thương mại và tổ chức được kênh tiêu thụ theo hướng chất lượng cao (nhà hàng, khách sạn,..). năng lực thú y yếu, các bộ thú y viên xã chưa đủ khả năng để chuẩn đoán và phòng trị bệnh.

2. Những giải pháp thúc đẩy phát triển của huyện Hậu Lộc đến năm 2025.

         Một là, có chính sách đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu trang trại tập trung như hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông, xây dựng đường điện, hệ thống cấp thoát nước,…mới thu hút được người dân đầu tư.

         Hai là, hỗ trợ chính sách cho các chủ trang trại có khả năng mở rộng sản xuất thu hút lao động, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, tổ chức các đợt tham quan học tập mô hình kinh tế trang trại trong và ngoài tỉnh cho các chủ trang trại.

         Ba là, ngành ngân hàng có chính sách và tạo mọi điều kiện cho các chủ trang trại vay vốn để phát triển sản xuất.

         Bốn là, thị trường: Cần thiết lập thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân, có chính sách hỗ trợ cho các tập thế, cá nhân đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với số lượng lớn.

         Năm là, có cơ chế chính sách về mua bán đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng trang trại và doanh nghiệp phục vụ chế biến hàng nông sản.

Sáu là, Chính sách Phát triển kinh tế trang trại, HTX, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất: Phát triển các HTX chuyên con.  Hỗ trợ trang trại, gia trại áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm; quản trị tốt.  Hỗ trợ quảng bá, thương mại sản phẩm: Tham gia hội chợ, giới thiệu trên truyền thông; đăng bạ các chứng nhận thương hiệu, chất lượng (VietGAP, GlobalGAP, nhãn hiệu tập thể, chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn,...). Ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ với HTX, trang trại; các HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, với hộ nông dân. Ưu đãi hỗ trợ thuế, miễn giảm tiền thuê đất, đào tạo nghề cho lao động, quảng bá sản phẩm; quy hoạch và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu...

Bảy là, xây dựng quy trình nuôi dưỡng gia súc, gia cầm trên cơ sở kết hợp nguồn thức ăn tổng hợp với thức ăn sẵn có của địa phương nhằm hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến (chuồng kín, tự động hóa...), tiến bộ kỹ thuật (chế phẩm sinh học, chăn nuôi không mùi, công nghệ xử lý chất thải...) đảm bảo VSATTP, thịt sạch, trứng sạch; chế biến thức ăn gia súc gia cầm qui mô hộ gia đình, trang trại. Nâng cao hiệu quả trong dự báo, phòng trị dịch ở gia súc, gia cầm, xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ, bảo quản chế biến, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái.