Đăng nhập
 
 
   
    Số lượt truy cập
Hôm nay 85826
Hôm qua 138289
Tuần này 224115
Tháng này 489776
Tất cả 178508982
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 23/10/2023
Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm thời điểm giao mùa

Tiêm phòng Vắc xin Cúm gia cầm

Bệnh Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, có thể gây chết 100% đàn gia cầm, thiệt hại lớn cho ngưi chăn nuôi. Đặc biệt là khi điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi trong thời gian giao mùa càng làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh Cúm gia cầm, vì vậy để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh Cúm gia cầm gây ra, ni chăn nuôi cần lưu ý một số điểm như sau:

1. Bệnh Cúm gia cầm

- Bệnh Cúm gia cầm (tên tiếng Anh là Avian Influenza - AI) vi rút phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới.

- Khi mắc bệnh con vật bị bệnh thường sốt cao lên đến 420C, có biểu hiện bệnh lý ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

- Các triệu chứng về hô hấp thường biểu hiện ho khẹc, thở khò khè, vảy mỏ, chảy nhiều nước mũi, mắt, đu sưng mào tích dày lên do thủy lũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết, da chân có xuất huyết.

- Xuất huyết mí mắt, mặt, đầu tím, có biểu hiện mệt mỏi, nằm ủ rũ, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc vàng, xanh.

- Vi rút Cúm gia cầm có thể tồn tại tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới vài tháng trong phân gia cầm mắc bệnh, xác gia cầm chết, trong các sản phẩm thịt gia cầm đông lạnh. Nếu ở dạng đông băng, vi rút có thể sống trong nhiều năm. Ở nhiệt độ 37°C vi rút có thể sống đến 6 ngày trong phân của gia cầm.

- Vi rút bị tiêu diệt ở nhiệt độ ở 56°C trong 3 giờ và 60°C trong 30 phút, 70°C trong 5 phút.

2. Động vật cảm nhiễm

Các loài bị ảnh hưởng và vật chủ tự nhiên bao gồm: Gà, vịt, ngỗng, gà tây, chim cút, chim bồ câu… Trên các vật chủ khác nhau, con vật sẽ biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng hoặc không.

Ngoài ra, vi rút cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau như lợn, ngựa.. và con người.

3. Nguồn bệnh Cúm gia cầm

Thủy cầm là ổ chứa vi rút, đặc biệt là các loài vịt là loài mang mầm bệnh. Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài chim nưc di cư cũng là nguyên nhân dịch xảy ra dịch. Các chợ buôn bán gia cầm sống, chim sống cũng có vai trò là nơi chưa mầm bệnh và truyền lây bệnh. Các vi rút cúm gia cầm bình thường không lây nhiễm cho các loài khác ngoài chim và lợn. Nhiễm vi rút cúm gia cầm ở người xảy ra đồng thời với dịch cúm gia cầm có động lực cao ở các loài gia cầm. Các điều tra cho thấy, người bệnh tiếp xúc mật thiết với gia cầm nhiễm bệnh. Các nghiên cứu về di truyền xác định rằng, vi rút cúm gia cầm lây truyền trực tiếp từ gia cầm sang người.

4. Đường lây nhiễm

- Nuôi nhốt chung gia cầm khỏe mạnh với gia cầm mắc bệnh hoặc nuôi, chăn thả cùng nhau.

- Lây nhiễm từ chim hoang dã có mang mầm bệnh.

- Phân, máu, chất bài tiết của gia cầm, chim hoang dã có mang mầm bệnh.

- Phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, lồng nhốt, chất độn chuồng, bao bì đựng cám,… có mang mầm bệnh.

- Nguồn nước, thức ăn có mang mầm bệnh.

- Giày dép, áo quần của ngưi chăn nuôi có mang mầm bệnh.

5. Biện pháp phòng bệnh Cúm gia cầm

- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh hc; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi bằng hóa chất, vôi bột.