* Ưu điểm:
- Tăng hiệu quả sản xuất: Những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau (dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua, đậu que, dưa hấu ...) trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp.
+ Năng suất rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10 - 30% trong cùng điều kiện canh tác, nhờ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu hạn chế cỏ dại và tăng cường khả năng quang hợp của rau (mặt xám bạc phản chiếu ánh sáng). Đặc biệt ở những vùng đất có nhiều khó khăn như tỉ lệ cát cao, nưới tưới khan hiếm (nước mặn) năng suất có thể cao hơn 50 - 100%. Rõ ràng màng phủ khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường.
+ Hiệu quả tăng cũng khoảng 20 - 30% so với phủ rơm (tương ứng với phần năng suất tăng) sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ. Bởi vì, sử dụng màng phủ giảm chi phí làm cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón.
+ Kỹ thuật mới tương đối đơn giản, người dân có thể thực hiện được trên đất chuyên rau hoặc đất trồng lúa để trồng rau quanh năm.
- Hạn chế côn trùng gây hại:
Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên không chỉ cung cấp thêm ánh sáng mà còn xua đuổi rầy mềm, bù lạch (côn trùng môi giới truyền bệnh siêu vi khuẩn gây xoăn đọt), bọ rầy dưa. Ngoài ra, còn giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa; giảm sâu ăn tạp, sâu trưởng thành lẫn trốn dưới đất lên cắn phá cây rau vào ban đêm. Vì vậy, sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu trên rau đặc biệt là giai đoạn cây con (20 ngày sau khi trồng).
- Hạn chế bệnh hại:
Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm, rạ lên cây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, bộ lá gốc luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên giảm được bệnh do nấm có nguồn gốc trong đất gây ra như:Rhizoctonia, Sclerotium... trên gốc thân.
- Hạn chế cỏ dại:
Màng phủ có một mặt đen (ở mặt dưới) ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau.
- Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất:
Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tưới nước. Mùa mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ cây không bị úng nước, mặt liếp không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp
* Nhược điểm:
- Giá thành cao, đòi hỏi có vốn để mua bạcáp dụng trong sản xuất;
- Nilon thải ra gây ô nhiễm môi trường.
3. Trồng rau sử dụng lưới che theo luống

Trồng rau trong lưới che theo luống tại Bình Triều - Thăng Bình
* Ưu điểm:
+ Hạn chế ánh sáng trực xạ và mưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây rau;
+ Chi phí thấp và dễ dàng di chuyển và bảo quản;
+ Giá thành thấp sử dụng nhiều năm.
* Nhược điểm
+ Khó khăn hơn trong khâu chăm sóc;
+ Tốn nhiều công;
+ Chỉ áp dụng cho các loại rau ăn lá.
4. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh

Trồng thủy canh rau xà lách trong thùng xốp