Số lượt truy cập
Hôm nay 43136
Hôm qua 39190
Tuần này 147840
Tháng này 3185666
Tất cả 192981250
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 26/06/2019
Một số biện pháp đơn giản để ổn định pH nước trong ao nuôi thủy sản

 Một số biện pháp đơn giản để ổn định pH nước trong ao nuôi thủy sản

1. Xử lý đáy ao:

Sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi cải tạo đáy ao. Kiểm tra pH đất đáy ao, tùy pH đất mà sử dụng lượng vôi thích hợp, nếu pH càng thấp thì càng phải dùng nhiều vôi để tăng pH.

  • pH>6 bón 300-600kg/ha
  • pH<5 bón 1.500-2.000kg/ha.

2. Xử lý nước trong ao:

  • Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi, với liều lượng 0,5-10kg/1.000m2 vào thời điểm trời mát. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2.
  • pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, vôi đolomit 30-50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3 ngày liên tiếp.
  • pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình thường, dùng vôi CaCO3 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH trong ngày không biến động nhiều và cao hơn chút ít.

Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 1-3 kg / 1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao. Có thể giảm pH bằng cách thay bớt nước.

Trường hợp pH tăng cao đột ngột >9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử dụng formol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao, nếu pH biến động lớn trong một ngày đêm (>0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3 trong nước ao thấp). Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: bón đolimit hoặc vôi với liều lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo.

  1. Độ kiềm

Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của hệ sinh thái ao nuôi. Đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng có tác dụng làm giảm sự biến động của pH nước, hạn chế tác hại các chất độc có sẵn trong nước tránh gây sốc bất lợi cho tôm nuôi. Độ kiềm thích hợp trong nuôi tôm là 80 - 120 mg/l, cũng là mức thích hợp khi thả tôm giống. Khi độ kiềm thấp hơn mức này thì pH dễ biến động, tôm bị mềm vỏ; nhưng khi độ kiềm cao quá thì tôm khó lột xác.      

  1. Nhiệt độ

Nhiệt độ nước trong một ngày đêm ở thủy vực thấp nhất vào lúc 2-5h, cao nhất vào lúc 14-16h, lúc 10h nhiệt độ của nước gần nhất với nhiệt độ trung bình ngày. Là động vật biến nhiệt nên động vật thủy sản không có khả năng duy trì sự ổn định của nhiệt độ cơ thể do vậy bất cứ sự biến động nào của nhiệt độ nước cũng tác động đến chúng. Tuy là loài rộng nhiệt nhưng khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho tăng trưởng cực đại của các loài động vật thủy sản lại rất hẹp. Nhiệt độ thay đổi làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn hô hấp, làm mất cân bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, làm tổn thương bóng hơi của cá.

Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 28 - 320C; nhưng chỉ nên thả giống khi nhiệt độ dưới 300C, lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tôm sú là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống), chúng không có khả năng ổn định nhiệt độ trong cơ thể; sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi, làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể của nó, sinh lý bị rối loạn biểu hiện bên ngoài là cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm im và tăng cường hô hấp, rất dễ nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.

Khi thả tôm, cần thả cả bao tôm giống xuống ao nuôi 15 - 20 phút khi nhiệt độ trong bao vận chuyển giống bằng với nhiệt độ ngoài môi trường nuôi. Sau đó bắt đầu mở bao tôm giống ra, tạt nước ngoài môi trường vào bao, rồi từ từ thả tôm giống ra ngoài ao nuôi.

  1. Độ mặn

Độ mặn thích hợp nhất cho tôm sú là 8 - 20‰. Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm sú và nước. Độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của  tôm  nuôi sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. Độ mặn còn ảnh hưởng đến độ kiềm và độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm. Đối với những vùng có độ mặn cao hơn 25‰ không phù hợp cho phát triển của tôm nuôi và dễ xảy ra dịch bệnh, cần chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả tôm giống. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả tôm giống hoặc thả vào thời điểm đón mùa mưa.

Trong ao nuôi tôm, độ mặn có thể tăng nhanh do hiện tượng bốc hơi nước (thường vào mùa khô) hoặc có thể giảm cục bộ do mưa (thường vào mùa mưa). Vì vậy trước khi thả tôm giống cần đo độ mặn để lên kế hoạch thuần tôm cho phù hợp.

  1. Ôxy hòa tan

Tổng lượng oxy hòa tan cần thiết trong ao tùy thuộc vào các yếu tố: năng suất nuôi và lượng thức ăn sử dụng; chất hữu cơ trong ao đất; lượng chất thải; mật độ và thành phần thực vật nổi; khối lượng động vật thủy sinh; lượng nước trao đổi. Hàm lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, gây stress cho động vật thủy sản, hàm lượng oxy thích hợp phụ thuộc vào từng giống loài, từng giai đoạn phát triển của động vật thủy sản.

DO trong nước rất cần thiết cho đời sống của động vật thủy sản. Nhu cầu ôxy phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ. Nhu cầu DO trong nước tối thiểu của cá là 3 mg/l, với tôm là 5 mg/l. Trường hợp DO thấp hơn mức gây chết kéo dài làm cho động vật thủy sản bị sốc, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát dục của chúng.

Hàm lượng ôxy hòa tan ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm nuôi ngay trong 10 ngày đầu. Sau khi thả giống, tôm thường bị yếu hơn do vận chuyển và phải thích nghi môi trường sống mới. Vì vậy, cần chạy máy quạt nước trước khi thả tôm giống khoảng 8 giờ, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan được bão hòa, và tắt quạt nước trước khi thả tôm 1 giờ mà hàm lượng ôxy hòa tan lúc thả tối thiểu đạt 4 mg/lít. 

*) Nguyên nhân cá, tôm bị bệnh do thiếu oxy:

Cá tôm sống trong nước cần O2 đầy đủ để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên mỗi loài cá tôm, mỗi giai đôạn phát triển và điều kiện môi trường khác nhau, yêu cầu lượng oxy khác nhau. Lúc lượng oxy hòa tan trong nước thấp quá giới hạn sẽ làm làm cho cá tôm chết ngạt. Cá trắm cỏ, trắm đen, cá mè trắng, mè hoa thường hàm lượng Oxy trong nuowcs1mg/l, cá bắt đầu nổi đầu đến 0,4-0,6 mg/l, cá chết chết ngạt. Cá chép, cá diệc chết ngạt ở lượng oxy hòa tan 0,1-0,4 mg/l, cá vền 0,4-0,5 mg/l.

Đối với các ao nuôi tôm khi môi trường ao nuôi có hàm lượng Oxy hòa tan thấp hơn 3mg/l là nguyên nhân làm mang tôm chuyển màu hồng. Nhiều ao nuôi tôm ở ven biển miền Trung và Nam Bộ hàm lượng oxy vào ban đêm dao động 1-2,8 mg O2/ml thậm chí có lúc bằng không. Hiện tượng cá tôm chết ngạt do thiếu oxy xảy ra ở những ao hồ nước tĩnh nhất là những mặt nước tĩnh có nhiều mùn bã hữu cơ hoặc bón quá nhiều phân hữu cơ.

Có lúc trong môi trường đầy đủ nhưng CO2 (Cacbonic) quá cao lên đến 80mg/l ở nhiệt độ 20-31oC, CO2 trong máu cá không thoát ra ngoài được làm hôn mê thần kinh trung ương. Cá khó lấy O2 hòa tan trong nước, nếu hàm lượng cacbonic trong nước 20mg/l mà cá nỗi đầu thì do nước thiếu O2 là chủ yếu.

*) Triệu trứng cá, tôm khi thiếu oxy:

- Cá thiếu oxy thường nổi lên mặt nước, đớp không khí để hô hấp gọi là hiện tượng cá nổi đầu. Nếu thiếu dưỡng khí kéo dài thì môi dưỡi nhô ra, màu sắc trên lưng biến nhạt, trong ao hồ nuôi cá, cá mè nổi đầu trước rang đông thì mức độ tương đối nhẹ, trái lại toàn bộ cá trong ao nổi đầu từ 12 giờ đêm về trước hoặc trong nước bơi lội toán loạn, tư thế nằm thẳng, lúc húc đầu vào bờ chứng tỏ thủy vực thiếu oxy nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý cá sẽ chết hàng loạt thậm chí chết toàn bộ. Thiều oxy kéo dài làm cho cơ thể cá thiếu máu, sinh trưởng châm, hàm dưới lồi ra ngoài.

- Khi tôm bị bênh thiếu oxy dấu hiệu đầu tiên là nổi đầu, dạt vào bờ, chết từ rải rác đến hàng loạt, đăc biệt lượng tôm chết tập trung vào sáng sớm. Tôm bỏ ăn vì không xuống đáy ao bắt mồi do nồng độ oxy hòa tan ở đấy thấp hơn. Kiểm tra thấy mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu hồng.

tôm nổi đầu do thiếu oxy
Tôm bị nổi đầu do thiếu oxy

mang tôm đỏ do thiếu oxy
mang tôm đỏ do thiếu oxy
Mang tôm chuyển màu hồng do thiếu oxy.

*) Biện pháp xử lý hiện tượng thiếu ôxy trong ao nuôi

Kết quả hình ảnh cho ao nuoi thieu oxy

Biện pháp xử lý hiện tượng thiếu ôxy trong ao nuôi

 

 

- Nhanh chóng cấp cứu ao nuôi: Khi nhận thấy tôm có hiện tượng nổi đầu cần nhanh chóng bật ngay máy quạt nước. Dùng oxy tức thời để cung cấp cho ao nuôi tôm (như DO-PURE với liều dùng quy chuẩn 0,5 - 1 kg/1.000 m3 ) hay sừ dụng yucca. Bên cạnh đó, người nuôi phải  tiến hành thay 30 - 50 cm nước của ao nuôi. Trường hợp ao nuôi có nồng độ  pH và lượng oxy hòa tan thấp, khiến cho lượng khí độc H2S  tăng mạnh dẫn đến sự nguy hiểm cho tôm thì cần nhanh chóng cho tiến hành chạy quạt nước, sử dụng phương pháp dùng vôi CaCO3 với định lượng 20 kg/1.000 m3  tạt khắp ao để có tác dụng  tăng nồng độ pH cũng như giảm độ độc H2S; Tiếp đến cần sử dụng thêm các hóa chất như chlorine, BKC, iodine… cho ao nuôi.

- Những ngày tiếp theo người nuôi nên tiến hành thực hiện việc giảm 50 - 70 % lượng thức ăn cho tôm hay có thể  ngừng cho ăn; thực hiện việc thay nước; sử dụng phương pháp chạy quạt nước nhiều hơn đồng thời người nuôi dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ phân hủy mùn bã hữu cơ ở vị trí dưới đáy ao kết hợp xi phông đáy ao.

- Để đề phòng hiện tượng thiếu ôxy trong ao nuôi tôm: Người nuôi phải  đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 4 mg/l để hỗ trợ sức khỏe của tôm cũng như giúp tôm phát triển nhanh. Người nuôi phải thực hiện đúng và thật tốt quy trình cải tạo ao nuôi; có những định lượng chính xác trong việc quản lý thức ăn hợp lý; khống chế quá trinhg phát triển, suy tan của tảo ở mật độ thích hợp; định kỳ dùng các  sản phẩm chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy thành phần chất hữu cơ dư thừa trong ao; thường xuyên dùng máy sục khí, máy thổi khí và hệ thống  quạt nước… để cung cấp  đủ hàm lượng ôxy thiết yếu cho ao nuôi.

sử dụng quạt nước trong ao nuôi tôm

(Tham khảo bảng quy định việc sử dụng quạt nước cung cấp oxy cho ao nuôi)

- Tùy thuộc vào  mật độ thả nuôi, thời gian nuôi tôm mà người nuôi có thể bố trí  cũng như vận hành các loại máy sục khí, quạt nước phù hợp nhằm  bảo đảm cung cấp đầy đủ  hàm lượng ôxy  cần thiết trong ao.

- Người nuôi cũng có thể sử dụng máy đo hay test để kiểm tra hàm lượng  ôxy. Định kỳ cho việc đo ôxy  là 2 lần/ngày vào thời điểm 5 - 6 giờ sáng và  lúc 14 - 15 giờ chiều. Việc theo dõi sát sao hàm lượng oxy trong ao nuôi sẽ giúp cho người nuôi tôm có những nhận định và nhanh chóng xử lý tình trạng thiếu hụt oxy mà ao nuôi gặp phải.

*) Biện pháp phòng thiếu oxy trong ao nuôi:

- Ao hồ nôi cá, tôm cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bớt bùn để lượng bùn vừa phải sau đó phơi năng đáy ao trước khi khi cho nước và ao nuôi.

- Phân bón cần được ủ kỹ và lượng bón tủy theo điều kiện thời tiết và chất lượng nước mà điều chỉnh cho thích hợp.

- Mật độ cá tôm thả ương nuôi không nên quá dày để đảm bảo môi trường đủ oxy.

- Thường xuyên theo dõi  sự biến đổi của môi trường để bơm thêm nước sạch vào ao, nếu có điều kiện thì dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung oxy cho ao nuôi.

- Đối với ao nuôi tôm công nghiệp trường hợp phát hiện tôm thiếu oxy hoặc phòng ngừa tôm thiếu oxy dùng oxy dạng viên (Sodiumpercarbonate) kết hợp với Yucca để phòng hoặc cung cấp oxy tức thời cho tôm nuôi.

  1. Ảnh hưởng của H2S

Trước khi thả tôm giống cần đo hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Chỉ thả giống khi hàm lượng H2S < 0,01 mg/lít. Khi hàm lượng khí độc cao quá mức cho phép, dễ gây sốc cho tôm giống, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.

H2S sinh ra do phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh do vi sinh vật, đặc biệt trong điều kiện yếm khí. Khí độc H2S ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm phụ thuộc và pH của nước, nếu pH thấp H2S sẽ rất độc. Nồng độ H2S trong ao nuôi cho phép là 0,02 mg/l. Ví dụ, tôm thẻ chân trắng mất thăng bằng khi H2S là 0,1 - 0,2 mg/l và chết khi H2S là 0,4 mg/l. Các khu vực nuôi thâm canh có nhiều ao nuôi nền đáy không tẩy dọn sạch hàm lượng H2S trong nước ao nuôi đặc biệt là đáy ao có mùi thối của H2S, đây là một trong những nguyên nhân gây cho động vật thủy sản bị sốc và làm chúng có thể chết.

7. Ảnh hưởng của ammonia
Ammonia tồn tại trong nước ở hai dạng: NH3 và NH4+ hay còn gọi là tổng ammonia (TAN). Trong đó, ammonia ở dạng khí (NH3) có mức độ gây độc cao hơn so với dạng ion (NH4+) do xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua đường mang và tấn công thẳng vào tế bào của động vật thủy sản.
Đặc tính gây độc của ammonia dựa vào đặc tính kích thích của hợp chất này. Không giống như người và động vật, cá và giáp xác không có khả năng bài tiết cũng như cuyển hóa ammonia thành dạng ít độc. Do đó, các động vật thủy sản thường bị ngộ độc ammonia khi ở nồng độ cao.
Sự hiện diện của NH3 trong ao nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đáng kể nhất là độ mặn (salinity), nhiệt độ (temperature) và pH. Wickin (1976) đã tính toán để có lượng NH3 trong ao nuôi là 0,1 mg/l thì lượng ammonia tổng số hiện diện trong nước như sau:
Ví dụ: nước ở nhiệt độ 280C, độ mặn 24ppt và pH 6,8 thì nếu đo được lượng ammonia tổng số trong ao là 26,1 mg/l thì lượng NH3 trong nước sẽ là 0,1 mg/l. Vậy nếu ở điều kiện này, đo được là 50 mg/l thì lượng NH3 sẽ là:
Nồng độ NH3 =
Về ảnh hưởng của các nồng độ NH3 đối với tôm như sau:
- Nồng độ NH3 ³ 1,0 mg/l: có thể gây chết tôm
- Nồng độ NH3 £ 1,0 mg/l và > 0,1 mg/l: tôm tăng trưởng kém
- Nồng độ NH3 £ 0,1 mg/l: tôm phát triển tốt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy ammonia trong nước ao nuôi:
- Nhiệt độ
- Độ mặn
- pH
- Oxy hòa tan
- Nitrate
- Lượng thức ăn dư thừa trong ao

8. Ảnh hưởng của nitrite
Độc tính của nitrite tác động đến hệ thống tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của động vật. Nitrite xâm nhập vào máu và kìm hãm việc gắn oxy vào sắt của hemoglobin nên ngăn cản khả năng vận chuyển oxy.
Tuy nhiên, đối với tôm cũng như các động vật không xương sống khác, không có chứa hemoglobin. Thay vào đó oxy gắn vào nhân đồng trên mang và sau đó vận chuyển oxy vào trong cơ thể. Ảnh hưởng về mặt sinh lý và mô học của nitrite trên động vật không xương sống vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng nhưng cũng có khả năng nitrite tác động lên nhân đồng trong hệ thống tuần hoàn của tôm.
Nồng độ NO2 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của tôm ³ 4 mg/l.

9. Thực vật phù du

Thực vật phù du có vai trò: làm giảm cường độ ánh sang chiếu xuống ao; tạo ra oxy cho thủy vực; ảnh hưởng đến nhiệt độ, pH; một số loài làm thức ăn cho động vật thủy sản. Trong thủy vực thường xảy ra hiện tượng thực vật phù du bị tàn, nguyên nhân: nước ao bị râm do mật độ phù du và các chất lơ lửng dầy, sự xáo trộn nước trong ao kém, thiếu ánh sang (trời nhiều mây, mưa); thiếu chất dinh dưỡng (N, P, NO2,..); bị động vật phù du ăn; bị làm loãng do thay nước nhiều.

10. Động vật phù du

Đây là nguồn thức ăn quan trọng của một số loài động vật thủy sản, bao gồm vi khuẩn, các ký sinh trùng,…

* Vi khuẩn: Là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi, vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng có tính độc như NH3, NO2,hấp thu các chất đó hoặc chuyển hóa chúng thành các dạng ít độc hơn. Một số lào gây bệnh cho động vật thủy sản như: Vibrio, Aeromonas,…

* Ký sinh trùng: đa số là các loài gây bệnh như: trùng bánh xe, trùng qua dưa, trùng mỏ neo, rận, sán,…

 

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 33509


Các tin khác:
 Phát triển thủy sản theo hướng bền vững (26/06/2019)
 Thực hiện các giải pháp bảo vệ nuôi trồng thủy sản trong điều kiện nắng nóng (26/06/2019)
 Thành tựu 60 năm ngành Thủy sản Thanh Hóa (01/04/2019)
 Hội nghị Sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển thủy sản năm 2018; triển khai Luật Thủy sản năm 2017 (16/05/2018)
 Phối hợp tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (11/04/2018)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa tổ chức các hoạt động kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959-01/4/2018) (30/03/2018)
 Thả rùa về với biển (11/08/2017)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2017 (04/08/2017)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức Kỉ niệm 58 năm Ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959-01/4/2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba (03/04/2017)
 Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, đánh giá tình hình, xác định nguyên nhân; chỉ đạo hướng dẫn khắc phục tình trạng ngao chết tại huyện Hậu Lộc. (10/01/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang