Số lượt truy cập
Hôm nay 25489
Hôm qua 58866
Tuần này 189059
Tháng này 3226885
Tất cả 193022469
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 26/04/2019
Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong mùa hè.

Vào mùa hè, thời tiết nắng, nóng oi bức, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi tăng cao và có những cơn mưa lớn là những yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Vật nuôi giảm ăn, uống nước nhiều, sức đề kháng giảm và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như:  bệnh LMLM gia súc, Cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, Tụ huyết trùng, E.coli, phó thương hàn... Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong mùa hè nắng, nóng người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp như sau: 

1. Chuồng trại

- Xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, đảm bảo thoáng mát, có mái che chắn chống ánh nắng chiếu trực tiếp vào gia súc, gia cầm, mái nên được lợp bằng lá cọ hoặc mái ngói và thiết kế mái chồng để giúp không khí được lưu thông tốt hơn.

- Nênlắp đặt hệ thống làm mát trong chuồng nuôi như hệ thống quạt thông gió, hệ thống phun sương, giàn phun mưa trên mái, hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôihoặc trồng một số loại cây dây leo phủ lên mái như hoa giấy, bìm bìm... để làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

- Trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Giảm mật độ nuôi so với khuyến cáo, nuôi nhốt với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng, nhất là đối với chăn nuôi tập trung.

- Tắm chải cho gia súc ngày từ 1 - 2 lần

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạchvà mát cho gia súc, gia cầmuống, tốt nhất là lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước cho vật nuôi uống.

- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Tăng cường thức ăn xanh, thức ăn giàu đạm, giảm lượng thức ăn tinh bột, mỡ đường trong khẩu phần.

- Thay đổi thời gian cho ăn cho phù hợp, cho gia súc gia cầm ăn vào lúc trời mát để tăng khả năng thu nhận thức ăn.

- Bổ sung các loại vitamin và chất điện giảiđể tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

- Không chăn thả gia súc, gia cầm khi trời nắng nóng, nên chăn thả khi trời mát vào các thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng, buổi chiều từ 16h30 – 18h30.

- Đối với trâu bò cày kéo: Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nên cho gia súc làm việc sớm và nghỉ sớm vào buổi sáng; làm việc muộn và nghỉ muộn vào buổi chiều.

3. Công tác vệ sinh thú y

- Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. 

- Đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi, và các sinh vật gây bệnh khác. 

- Định kỳ dùng thuốc sát trùng phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

- Chủ động tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo pháp lệnh thú y.

+ Đối với trâu bò:tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

+ Đối với lợn:cần được tiêm phòng đầy đủ 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, dịch tả lợn), lở mồm long móng.

+ Đối với đàn gà:tiêm vắcxin Newcastle, Gumboro, Cúmgia cầm.

+ Đối với đàn thủy cầm:tiêm Cúmgia cầm, Dịch tảvịt. 

- Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp không có vắc xin có thể chủ động sử dụng kháng sinh để phòng bệnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Thường xuyên phát hiện sớm các gia súc ốm, bị bệnh để cách ly, báo thú y đến điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19014


Các tin khác:
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm. (26/04/2019)
 Thanh Hóa: Tập huấn ToT cho cho cộng tác viên nòng cốt về Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quan Sơn. (08/04/2019)
 Thành tựu 60 năm ngành Thủy sản Thanh Hóa (01/04/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất ngô ngọt theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/03/2019)
 Đôi điều cần biết về bệnh gạo lợn (Porcine Cysticercosis). (22/03/2019)
 Hiệu quả mô hình “áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nuôi một số loài thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu”. (19/03/2019)
 Một số lưu ý trong phòng trừ đạo ôn hại lúa xuân. (04/03/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (01/03/2019)
 Bệnh dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp ứng phó. (20/02/2019)
 Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết nguyên đán. (20/02/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang