Số lượt truy cập
Hôm nay 27809
Hôm qua 58866
Tuần này 191379
Tháng này 3229205
Tất cả 193024789
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 23/01/2019
Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò.

Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại còn tiếp tục diễn biến phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi. Để chủ động trong công tác phòng chống đói rét nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi và hạn chế được thiệt hại khi xảy ra rét đậm, rét hại, nhất là đối với đàn trâu bò, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

1. Thường xuyên theo dõi thời tiết

Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để có kế hoạch chống rét một cách kịp thời.

2. Chuồng trại

Củng cố hoặc tu sửa lại chuồng trại đảm bảo kiên cố, ấm áp để nuôi nhốt trâu bò; chuồng nuôi phải có mái che, vách ngăn để chống mưa phả, gió lùa.

Trong quá trình nuôi luôn giữ cho nền chuồng khô ráo, sạch sẽ, thường xuyên bổ sung hoặc thay mới chất độn chuồng như: rơm rạ, cỏ khô để giữ ấm cho trâu bò, đặc biệt là đối với bê, nghé bú sữa mẹ.

Khi thời tiết rét đậm, rét hại, sử dụng phông bạt hoặc các tấm phên, các bao tải đan lạiđể che chắn tránh gió lùa cho trâu bò nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng để không khí lưu thông trong chuồng.

3. Quản lý, chăm sócđàn trâu, bò

Vào những ngày trời rét, khi nhiệt độ từ 150C trở xuống, không cho gia súc làm việc, không chăn thả trước 8h sáng và sau 4h chiều. Những ngày giá rét, khi nhiệt độ ngoài trời dưới 12°C, tuyệt đối không được chăn thả trâu bò ra ngoài, nuôi nhốt gia súc tại chuồng, di chuyển đàn trâu bò ra khỏi khu vực núi cao, rừng; dồn trâu bò thả rông về chỗ nuôi nhốt; đồng thời sử dụng các loại chăn cũ, bao tảigai, bao dứa…. làm áo giữ ấm cho vật nuôivà cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống tại chuồng cho trâu bò.

Khi sử dụng các loại chăn cũ, áo cũ, bao tải gai... làm áo chống rét cho trâu bò, bà con nên chọn các chất liệu bông, thấm nước, không dùng  chất liệu ni lông để mặc áo chống rét vì hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu bò bị rét. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý không nên mặc áo chống rét cho trâu bò cả ngày, lúc trời nắng ấm nên bỏ áo để trâu bò tắm nắng.

Khi nhiệt độ xuống dưới 120C thì cần áp dụng phương pháp đốt lửasưởi ấm cho trâu bò. Khi đốt lửa chống rét cần chú ý tới vị trí đặt. Nên đặt khay lửa ở cuối chuồng và tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng gây cháy, gây bỏng cho trâu bò.

4. Về thức ăn, nước uống

Vào mùa đông, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trâu bò chết không chỉ do chết rét mà còn do chết đói. Do đó, cần cho ăn đầy đủ và cân đối khẩu phần thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Những ngày bình thường mỗi trâu bò cho ăn khoảng 25-30 kg thức ăn thô xanh và 1,5 kg thức ăn tinh. Vào những ngày rét đậm, rét hại thì bà con có cần điều chỉnh tăng lượng thức tinh lên 2 kg/con/ngày để bổ sung năng lượng giúp trâu bò chống lại giá rét.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, làm cho gia súc tiêu tốn nhiều năng lượng để chống đói và rét, giảm sức đề kháng. Vì vậy, bà con cần bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

Một vấn đề bà con cần quan tâm là cung cấp đầy đủ nước uống chotrâu bò uống, tốt nhật là cho uống nước ấm có hòa muối.

5. Về công tác vệ sinh thú y

Hàng ngày, cần quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất thải ra khỏi chuồng nuôi.

Tăng cường công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại để hạn chế mầm bệnh. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Han - Iodine, Virkon,… theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm phòng đầy đủ vắc xin chống các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y.

Vào mùa đông, trâu bò thường xảy ra bệnh cước chân. Do đó, bà con cần tăng cường giữ ấm, cho ăn uống đầy đủ, luôn đảm bảo nền chuồng khô ráo, sạch sẽ, thường xuyên bổ sung chất độn chuồng cho trâu bò.

Thường xuyên theo dõi tình hình đàn trâu bò, phát hiện kịp thời gia súc ốm, chết để cách ly và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh trước, trong và sau mỗi đợt rét đậm, rét hại./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy – TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17094


Các tin khác:
 Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy (21/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
 Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm tại Thành phố Thanh Hóa. (16/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu (Meretrix lyrata)” theo quy mô hàng hóa. (19/12/2018)
 Thanh Hóa - Kết quả bước đầu từ mô hình cải tạo đàn Dê. (19/12/2018)
 Kết quả mô hình nuôi cá rô phi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Triệu Sơn. (17/12/2018)
 Thanh Hóa: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" (12/12/2018)
 Thanh Hóa: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá rô phi đơn tính hướng tới sản xuất hàng hóa. (12/12/2018)
 Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây triển khai mô hình cải tạo đàn dê bằng giống dê Boer chuyên thịt. (10/12/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp phát triển sản xuất cây trồng vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu”. (20/11/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang