Số lượt truy cập
Hôm nay 17745
Hôm qua 58866
Tuần này 181315
Tháng này 3219141
Tất cả 193014725
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 21/01/2019
Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy

Theo thông tin Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung Ương, khoảng đầu tháng 2/2019 tức là đúng vào dịp tết Nguyên đán, các tỉnh miền bắc sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của 1 đợt không khí lạnh mạnh nữa ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ và lúa sau khi cấy. Do đó các địa phương và bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đồng thời thực hiện một số các biện pháp kỹ thuật đối với từng trà lúa như sau:

* Đối với diện tích lúa mới cấy:

- Duy trì mực nước trên mặt ruộng từ 2-3 cm

- Không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét

- Nếu lúa bị chết phải chắm dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm lên

* Đối với diện tích lúa gieo thẳng:

- Tiếp tục duy trì nước ở rãnh , đảm bảo mặt luống luôn đủ ẩm

- Bổ sung thêm tro bếp, phân chuồng hoai mục bón đều trên mặt luống để tăng cường khả năng chống rét

* Đối với diện tích mạ chưa cấy:

- Yêu cầu 100% diện tích mạ phải được che phủ nilon để chống rét, chống chuột, ngăn rầy. Đặc biệt bà con cần chú ý che phủ nilon đúng cách , khoảng cách từ mặt luống đến đỉnh nilon cao 0,4-0,5m. Thường xuyên kiểm tra ruộng mạ, che kín vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 150C, nếu thấy nilon bị lốc cần che lại để tránh gió lùa, bà con có thể kiểm tra bằng cách cho tay vào bên trong vòm nilon thấy nhiệt độ cao hơn bên ngoài và có hơi nước đọng lại ở vòm nilon , thì nilon đã được che kín và đảm bảo đủ ẩm.

- Đối với mạ ruộng: cần duy trì mực nước ngâm chân giữ ấm cho mạ, thường xuyên thay nước cho mạ, không được để mất nước trong ruộng mạ sẽ làm cây mạ dễ chết rét.

- Đối với mạ trên nền đất cứng: Cần tưới ấm để giữ ẩm và ấm cho mạ. Sử dụng phân lân super ngâm ngấu và kali pha loãng với nước ấm tưới trực tiếp cho mạ 3-5 ngày/lần, tuyệt đối không sử dụng đạm Urê bón thúc hoặc tưới thúc cho mạ. Phun hoặc hòa cùng với nước để bổ sung cho mạ bằng các loại phân bón lá như siêu lân, phân vi lượng, kích thích rễ ….theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất để chống rét cho mạ. Không sử dụng phân bón lá chứa GA3, đạm để phun hay tưới vì sẽ làm mạ vống, yếu ớt, chống chịu kém.

- Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy cần tiến hành luyện mạ như sau: khi nhiệt độ ngoài trời trên 180C trời ấm, vào buổi trưa cần mở 2 đầu nilon , buổi tối đậy kín lại. Tiến hành mở dần nilon sao cho trước khi đưa mạ ra ruộng cấy 3-5 ngày phải mở nilon hoàn toàn để mạ thích ứng tốt với điều kiện bên ngoài. Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh trên mạ, nhất là bệnh vàng lá, bị chết từng chòm, phun phòng và trừ bằng một số loại thuốc trừ nấm đặc hiệu hoặc phun phòng bằng các loại thuốc sinh học theo hướng dẫn. Đảm bảo cây mạ đanh dảnh, sạch sâu bệnh, cứng khỏe khi ra ngoài ruộng cấy.

Trong thời gian chờ đợi thời tiết ấm dần trở lại, bà con cần đẩy nhanh tiến độ làm đất với phương châm là ruộng chờ mạ, chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bươu vàng trước khi cấy.

Khi thời tiết nắng ấm trở lại, nhiệt độ trung bình > 150C thì bà con cần huy động mọi nguồn lực để cấy nhanh, cấy gọn và cấy hết diện tích tròn khung thời vụ tốt nhất.

Sau khi cấy xong, với những diện tích mạ dư thừa cần tiếp tục chăm sóc và bảo vệ để dự phòng trong trường hợp lúa bị khuyết dảnh, khuyết khóm thì vẫn có đủ mạ cùng tuổi, cùng giống để bổ sung đảm bảo mật độ. Đồng thời cũng gieo dự phòng mạ bằng các giống ngắn ngày hoặc dự phòng giống để áp dụng biện pháp gieo thẳng cho kịp thời vụ nếu thời tiết tiếp tục diễn biễn xấu và kéo dài gây chết lúa.

Nguồn tin: Nguyễn Bé - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16808


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
 Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm tại Thành phố Thanh Hóa. (16/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu (Meretrix lyrata)” theo quy mô hàng hóa. (19/12/2018)
 Thanh Hóa - Kết quả bước đầu từ mô hình cải tạo đàn Dê. (19/12/2018)
 Kết quả mô hình nuôi cá rô phi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Triệu Sơn. (17/12/2018)
 Thanh Hóa: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" (12/12/2018)
 Thanh Hóa: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá rô phi đơn tính hướng tới sản xuất hàng hóa. (12/12/2018)
 Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây triển khai mô hình cải tạo đàn dê bằng giống dê Boer chuyên thịt. (10/12/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Giải pháp phát triển sản xuất cây trồng vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu”. (20/11/2018)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển chăn nuôi bò lấy thịt”. (16/11/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang