Số lượt truy cập
Hôm nay 36965
Hôm qua 39190
Tuần này 141669
Tháng này 3179495
Tất cả 192975079
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 09/01/2016
ĐỆM LÓT SINH HỌC - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

Chăn nuôi lợn, trâu bò hay gia cầm trên nền đệm lót sinh học đều rất hiệu quả. Đối với chăn nuôi lợn, lượng nước có thể tiết kiệm tới 80%, chi phí lao động cũng giảm 60% do không phải tắm cho lợn và rửa chuồng. Bên cạnh đó việc sử dụng đệm lót sinh học còn giúp cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển nên hạn chế được các nguồn bệnh lây lan cho vật nuôi.

Những năm gần đây ngành chăn nuôi nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp.Theo số liệu thống kê tỉnh ta hiện có 498trang trại chăn nuôi và hơn 440.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cùng với sự gia tăng số lượng trang trại chăn nuôi là vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Để giải quyết vấn đề này, các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như xây dựng hệ thống hầm biogas, sử dụng một số chế phẩm sinh học để phun nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm thiểu mùi hôi thối ra môi trường dân cư, song các giải pháp này vẫn chưa triệt để. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống hầm biogas còn làm mất đi nguồn phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt. Những năm gần đây, với việc đưa mô hình chăn nuôi đệm lót sinh học vào sản xuất đã giúp người chăn nuôi xử lý triệt để chất thải trong chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chăn nuôi lợn Đệm lót sinh học là một lớp đệm dày 60cm bao gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ… được trộn với chế phẩm vi sinh (Balasa N01) có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn bệnh và ký sinh trùng, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi.

Chăn nuôi lợn, trâu bò hay gia cầm trên nền đệm lót sinh học đều rất hiệu quả. Đối với chăn nuôi lợn, lượng nước có thể tiết kiệm tới 80%, chi phí lao động cũng giảm 60% do không phải tắm cho lợn và rửa chuồng. Bên cạnh đó việc sử dụng đệm lót sinh học còn giúp cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển nên hạn chế được các nguồn bệnh lây lan cho vật nuôi.

Là một trong những trang trại áp dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi lợn ở xã Đông Hoàng huyện Đông Sơn bác Nguyễn Hữu Nhân cho biết, trước đây khi nuôi lợn không có biện pháp xử lý chất thải tốt nên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Nhưng từ ngày được Hội làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn thực hiện mô hình thí điểm đưa đệm lót sinh học vào nuôi lợn thấy rất sạch sẽ, tiết kiệm sức lao động, lợn lớn nhanh, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Lúc đầu gia đình chỉ làm thí điểm cho 4 ô chuồng nhưng sau 4 tháng xuất lứa lợn đầu tiên thấy có hiệu quả nên gia đình tiếp tục đầu tư cải tạo, hiện tại hơn 100 ô chuồng đều được áp dụng đệm lót sinh học và đều cho cho hiệu quả cao. Theo bác cái được lớn nhất mà phương pháp chăn nuôi này mang lại đó là đã xử lý được ô nhiễm môi trường một vấn đề nan giải mà cách nuôi truyền thống không xử lý được.

Với tính ưu việt của mình, công nghệ chăn nuôi mới này đang phát triển nhanh được nhiều trang trại và hộ nông dân áp dụng vì nó đơn giản, không tốn nhiều tiền mua nguyên liệu để làm đệm lót (như mùn cưa, trấu, vỏ bào, bã mía… chế phẩm sinh học giá cũng không cao 75.000 đ/kg/20 m2). Theo thống kê  cho thấy từ 15 mô hình thí điểm ban đầu, đến nay mô hình đã được nhân rộng với hơn 60 mô hình đệm lót sinh học cho lợn và hơn 1300 mô hình đệm lót sinh học cho gà, vịt được triển khai ở các trang trại, các hộ chăn nuôi trên địa bàn của 23/27 huyện thị thành phố. Trong đó các huyện phát triển mạnh là Nga Sơn, Tĩnh Gia, Yên Định, Như Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Hà Trung....

Kết quả bước đầu cho thấy, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học góp phần tăng sức đề kháng cho vật nuôi, tăng chất lượng thịt và trọng lượng của lợn, gà vịt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, giảm thiểu bệnh dịch, bảo vệ môi trường sống, khắc phục được những ảnh hưởng từ tập quán chăn nuôi truyền thống, góp phần phát triển bền vững các trang trại chăn nuôi, nhờ đó phát triển toàn diện ngành nông nghiệp ở địa phương.

Nguồn tin: Chi cục phát triển nông thôn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21919


Các tin khác:
 Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè  (23/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang