Số lượt truy cập
Hôm nay 53377
Hôm qua 39190
Tuần này 158081
Tháng này 3195907
Tất cả 192991491
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 28/06/2013
Sở Nông nghiệp PTNT: Nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu Bọ que hại luồng tại tỉnh Thanh Hoá”

Thực hiện Quyết định số 443/QĐ-SNN&PTNT ngày 13/6/2013 và Quyết định số 473/QĐ-SNN&PTNT ngày 20/6/2013 của Giám đốc Sở về việc Thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài cấp cơ sở. Ngày 25/6/2013, Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở đã tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu Bọ que hại luồng tại tỉnh Thanh Hoá” do Chi cục Bảo vệ thực vật chủ trì thực hiện (Chủ nhiệm đề tài Th.s Nguyễn Đình Sơn); Đồng chí Lê Văn Đốc – Phó Giám đốc Sở - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì.

Với mục tiêu xác định đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản và đề xuất biện pháp phòng trừ có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do loài sâu Bọ que gây ra; xây dựng mô hình khoa học công nghệ phòng trừ sâu bọ que hại luồng và đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên. Đề tài đã thực hiện trong 24 tháng (từ 5/2011 đến tháng 5/2013) tại xã Nam Động - Quan Hoá và xã Sơn Điện – Quan Sơn, gồm 06 nội dung:

Nội dung 1: Tập hợp tài liệu liên quan nội dung nghiên cứu; khảo sát sơ bộ vùng triển khai thực hiện đề tài, lựa chọn địa điểm để bố trí các ô điều tra, ô thí nghiệm, vùng thử nghiệm và địa điểm xây dựng mô hình ứng dụng phòng trừ tổng hợp.

Nội dung 2: Điều tra thành phần và đánh giá mức độ gây hại sâu bọ que hại luồng gây ra.

Nội dung 3: Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu về hình thái, sinh thái học, quy luật phát sinh, phát triển theo mùa vụ trong năm.

Nội dung 4: Nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quy luật phát sinh, phát triển sâu Bọ que và ký sinh thiên địch của chúng để có cơ sở xây dựng cấp dự báo sâu Bọ que phục vụ công tác quản lý.

Nội dung 5: Xây dựng mô hình phòng, trừ tổng hợp dịch hại có hiệu quả.

Nội dung 6: Xây dựng các báo cáo kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đã xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái học, quy luật phát sinh, phát triển trong năm; mối tương quan giữa các yêu tố môi trường và sự sinh trưởng, phát triển của sâu Bọ que.

Từ các Công thức thí nghiệm một số thuốc phòng trừ, đề tài đã đưa ra loại thuốc phòng trừ có hiệu quả Patox 95 SP, liều lượng 1kg/ha, phun ở giai đoạn tuổi 1, 2 của sâu Bọ que.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra mô hình phòng trừ sâu Bọ que tổng hợp (IBM), trong đó sử dụng biện pháp lâm sinh, sinh học, thủ công, vật lý cơ giới chủ đạo, biện pháp hoá học chỉ sử dụng khi mật độ quần thể đến ngưỡng gây hại.

Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng KHCN đánh giá xếp loại khá.

Kết luận tại cuộc họp, Đồng chí Lê Văn Đốc – Phó Giám đốc Sở - Chủ tịch Hội đồng KHCN cấp cơ sở đã nhận xét: Đây là một đề tài nghiên cứu mới, có tính thực tiễn cao. Đề tài đã đưa ra được các sản phẩm nghiên cứu theo nội dung đã phê duyệt và quan trọng hơn bước đầu đã xác định được hình thái, quy luật sinh trưởng, pháp triển của sâu Bọ que hại luồng tại tỉnh Thanh Hoá. Từ đó, đề tài đã đưa ra được loại thuốc hoá học Patox 95 SP phun khi mật độ sâu gây hại lớn và biện pháp phòng trừ tổng hợp (IBM). Tuy nhiên, đề tài cần mở rộng nghiên cứu sâu về đối tượng sâu Bọ que hại luồng trên các địa bàn khác nhau của tỉnh Thanh Hoá và bố trí các công thức thuốc hoá học ở nhiều loại, nồng độ khác nhau nhằm tìm ra công thức hoá học có hiệu quả nhất để phun khi mật độ sâu đến ngưỡng gây hại; xây dựng phương án dự tính, dự báo trong công tác quản lý dịch hại trên cây trồng lâm nghiệp trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu đề tài:

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 55361


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)


Các tin khác:
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/2021)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/2021)
 Triển khai phương án trồng trọt năm 2022 (10/11/2021)
 Tạo trợ lực để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (28/10/2021)
 Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND – “Bệ đỡ” thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển: Bài 1 - Nghị quyết của tinh thần đổi mới (28/10/2021)
 Phát triển vùng sản xuất tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (21/10/2021)
 Huyện Hậu Lộc tập trung nâng cao giá trị cây trồng vụ đông (19/10/2021)
 Hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (18/10/2021)
 Khôi phục sản xuất, chăm sóc cây trồng sau đợt mưa lớn (16/10/2021)
 Sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch (15/10/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang