Số lượt truy cập
Hôm nay 45331
Hôm qua 39190
Tuần này 150035
Tháng này 3187861
Tất cả 192983445
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 06/03/2023
Những “cỗ máy thủy lợi” khổng lồ ở vùng cao xứ Thanh

Để đưa nước dưới suối lên những thửa ruộng cao phục vụ cày cấy, dân bản cao xứ Thanh đã chế tạo ra những chiếc guồng nước khổng lồ - được xem như những “cỗ máy” lấy nước độc đáo.

Trên đường đi đến các bản làng vùng cao thuộc các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước… của tỉnh Thanh Hóa, không khó bắt gặp hình ảnh những guồng nước được bà con nông dân làm bên các bờ suối để lấy nước tưới cho đồng ruộng.

Đây là hình ảnh những guồng nước ở thôn Sát, xã Ban Công (Bá Thước). Người dân ở đây cho biết, do đồng ruộng của họ thường cao hơn sông, suối, vào mùa khô hạn, thời tiết không mưa sẽ rất khó khăn cho việc lấy nước để làm đất. Để giải bài toán này, bà con đã nghĩ ra cách làm những guồng nước để có thể cung cấp nguồn nước tưới tiêu từ suối dẫn vào đồng ruộng.

Phương pháp lấy nước này đã có từ lâu đời và vẫn hữu hiệu cho đến ngày nay. Dù kỳ công và thường phải làm lại sau mỗi đợt lũ, nhưng đây là phương tiện tưới nước hữu hiệu, ít tốn kém về kinh phí và thân thiện với thiên nhiên của người miền núi.

Đây là những “cỗ máy” lấy nước dẫn vào một cánh đồng ở bản Bách, xã Trung Thượng (Quan Sơn). Trước đây, người dân làm chủ yếu lấy nước về bản phục vụ sinh hoạt, sau này mới được vận dụng vào việc phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng.

Guồng nước được làm hoàn toàn thủ công, có hình tròn, giống như một chiếc bánh xe và quay quanh một cái trục cố định được chôn chắc chắn. Cần đến khoảng 5 đến 10 người đàn ông với hai ngày công mỗi người có thể làm được một chiếc.

Trục quay là “trái tim” của guồng nước, nên nguyên liệu làm phải từ cây gỗ thẳng nhẹ, chắc chắn, có khả năng chịu mài mòn và chịu nước cao. Những chiếc guồng được cấu tạo giống như bánh xe đạp khổng đồ và có đường kính từ 5 đến 10m.

Phía ngoài cùng của guồng nước sẽ được lắp đặt những ống đựng nước (làm từ cây vầu), khi guồng nước quay sẽ nhấn những ống đựng nước sâu xuống suối để lấy nước, rồi quay nâng ống lên cao sau đó đổ vào một máng nước.

Từ đó, nước theo máng chảy vào hệ thống làm từ thân cây luồng rồi chảy vào đồng ruộng. Guồng nước hoạt động suốt đêm ngày, đã gánh vác một phần công việc đáng kể cho người dân nơi đây.

Khi có nước, người dân sẽ thuận tiện hơn cho việc cày cấy, chuẩn bị cho vụ mới. Nhờ vậy mà công việc đồng áng của bà con vùng cao cũng sẽ bớt vất vả hơn.

Ngoài việc giúp đồng ruộng luôn duy trì nước tưới, những chiếc guồng còn là những điểm nhấn độc đáo, thu hút nhiều du khách mỗi khi đến với không gian bản làng vùng cao Thanh Hóa.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8245


Các tin khác:
 Chủ động phục vụ nước tưới và đối phó với nguy cơ xảy ra khô hạn cây trồng vụ đông xuân (25/12/2022)
 Rà soát các phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh (07/09/2022)
 Hội nghị tập huấn “Xử lý giờ đầu sự cố đê điều trong mùa mưa lũ, bão và triển khai các văn bản mới trong PCTT&TKCN” tại UBND thị xã Nghi Sơn (04/08/2022)
 Kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại huyện Thường Xuân (30/05/2022)
 Nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2022 (23/05/2022)
 Sửa chữa, nâng cao an toàn đập và hồ chứa nước Thung Bằng (13/03/2022)
 Chủ động phòng, chống ngập lụt, úng và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ảnh hưởng của mưa lớn (08/10/2021)
 An toàn hồ đập - nỗi lo thường trực mùa mưa bão (29/09/2021)
 Huyện Hà Trung bảo đảm an toàn các tuyến đê trong mùa mưa bão (29/09/2021)
 Khẩn trương khắc phục tình trạng lúa và hoa màu bị ngập úng do mưa (27/09/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang