Số lượt truy cập
Hôm nay 26370
Hôm qua 39190
Tuần này 131074
Tháng này 3168901
Tất cả 192964485
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/09/2021
Phương án tiêu thụ sản phẩm cây trồng theo từng cấp độ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, từ tháng 9 đến hết tháng 12-2021, trên địa bàn tỉnh có các sản phẩm cây trồng chủ yếu được thu hoạch, như: dứa, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt từ 4.000 đến 6.000 tấn; chuối các loại, sản lượng thu hoạch đạt từ 20.000 đến 22.000 tấn; bưởi, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 28.000 tấn...; cam thu hoạch đạt hơn 8.000 tấn; ổi thu hoạch đạt khoảng 10.000 tấn.

Căn cứ vào đánh giá tình hình sản xuất thực tế, đồng thời, dự báo thị trường tiêu thụ của các loại cây trồng theo từng cấp độ diễn biến của dịch COVID-19, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhận định về việc tiêu thụ sản phẩm cây trồng từ nay đến cuối năm

Sản phẩm dưa Baby của Công ty CP Mía đường Lam Sơn được tiêu thụ tại Siêu thị BigC Thanh Hóa.

Theo đó, việc tiêu thụ sản phẩm cây trồng theo từng cấp độ diễn biến của tình hình dịch COVID-19, cụ thể, như: Cấp độ 1, trong trường hợp dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được khống chế, sẽ tiến hành thu hoạch quả khi bảo đảm tiêu chuẩn. Chủ động đấu mối, liên hệ các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương khác để kết nối tiêu thụ các loại quả cho Nhân dân, nhất là các loại quả có sản lượng khá lớn, thu hoạch cục bộ như cam. Cấp độ 2, trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, sẽ thực hiện phân vùng và áp dụng 2 nhóm giải pháp cho từng vùng khác nhau. Tại các địa phương không phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, triển khai sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quả như ở cấp độ 1. Tại các địa phương phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, lực lượng thu hoạch, vận chuyển, lưu thông, thương lái thu mua phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, tuân thủ 5K. Huy động lực lượng công nhân các khu công nghiệp, công ty, đơn vị bị tạm dừng sản xuất tham gia thu hoạch quả giúp Nhân dân. Chủ động đấu mối, liên hệ các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương khác để kết nối tiêu thụ quả cho Nhân dân, nhất là các loại quả có sản lượng khá lớn, thu hoạch cục bộ. Liên hệ, đấu mối với các đơn vị có chức năng cấp chứng nhận cho các xe ô tô vận tải của các doanh nghiệp vào tiêu thụ nông sản cho Nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản, như: sử dụng mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử,... Ở cấp độ 3, trường hợp dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, toàn tỉnh áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, ngành nông nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch, phương án thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm quả theo từng vùng, từng loại quả. Thành lập các tổ, đội thu hoạch, huy động lực lượng công nhân các khu công nghiệp, công ty, đơn vị bị tạm dừng sản xuất tham gia thu hoạch quả giúp Nhân dân. Lực lượng thu hoạch, vận chuyển, lưu thông, thương lái thu mua phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, tuân thủ 5K và phải được giám sát y tế chặt chẽ, ưu tiên test nhanh cho lực lượng lao động trước khi tham gia thu hoạch. Hỗ trợ thu hoạch đối với các hộ gia đình bị cách ly, thiếu lao động. Chủ động đấu mối, liên hệ các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương khác để kết nối tiêu thụ sản phẩm cho Nhân dân, nhất là các loại quả có sản lượng lớn, thu hoạch cục bộ. Liên hệ, đấu mối với các đơn vị có chức năng cấp chứng nhận cho các xe ô tô vận tải của các doanh nghiệp vào tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh tiêu thụ nông sản online. Nếu việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, UBND cấp huyện chủ động rà soát, thống kê, lập báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương để phối hợp, hỗ trợ kết nối tiêu thụ.

Ngoài xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm theo từng cấp độ diễn biến của dịch COVID-19, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thống kê, lập danh sách, cung cấp thông tin cụ thể một số đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng, nhất là các loại cây trồng vụ đông. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp thông tin của 15 doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng vụ đông. Trong đó, có 3 đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm khoai tây; 5 đơn vị, doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm ớt; 4 đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm rau màu và 3 đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực phối hợp với Sở Công Thương đấu mối với các siêu thị, hệ thống chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thực phẩm an toàn đưa các sản phẩm cây trồng của tỉnh bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện vào tiêu thụ nông sản.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17690


Các tin khác:
 Cung cấp thông tin về 15 đơn vị có nhu cầu liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông sản vụ đông 2021-2022 (13/09/2021)
 Khẩn trương thu hoạch và bảo vệ lúa thu mùa tránh bão Conson (10/09/2021)
 Khẩn trương thu hoạch và bảo vệ lúa thu mùa tránh bão Conson (10/09/2021)
 Đưa cây trồng phù hợp lên vùng nhiễm mặn (09/09/2021)
 113 đầu mối cung ứng lương thực, thực phẩm trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tap. (09/09/2021)
 Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao (10/08/2021)
 Chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa (10/08/2021)
 Chủ động phòng trừ bệnh khảm lá sắn (03/07/2021)
 Chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (01/07/2021)
 Mở rộng vùng sản xuất rau an toàn tập trung (25/06/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang