Số lượt truy cập
Hôm nay 102749
Hôm qua 58866
Tuần này 266319
Tháng này 3304145
Tất cả 193099729
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 15/12/2015
Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất vụ xuân 2016

  • Sản xuất vụ Xuân 2016 được xác định là vụ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó nước tưới cho sản xuất được coi là khó khăn lớn thứ nhất.
  • Theo nhận định của Chi cục Thủy lợi lượng mưa vụ Xuân 2016 có khả năng thiếu hụt 20-50% so với trung bình nhiều năm, do đó nguy cơ thiếu nước cho sản xuất là rất lớn có khoảng 11.000ha sản xuất lúa thiếu nước tưới trầm trọng, trong đó có khoảng 5.000ha nguy cơ không có nước để gieo cấy. Thứ 2 theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ thì nhiệt độ từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016 cao hơn TBNN từ 0,5 đến 1,5oC, rét đậm rét hại có khả năng không kéo dài. Nhận định mùa Đông 2015/2016 sẽ là một mùa đông ấm, ít ngày rét đậm rét hại, như vậy, thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng sẽ rút ngắn, dẫn đến tích lũy vật chất thấp. Thứ 3 trong điều kiện thời tiết ấm sẽ tiền ẩn nguy cơ một số đối tượng dịch hại phát sinh gây hại nặng trong vụ xuân như Chuột, Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ,...đặc biệt là bệnh Đạo ôn lá sẽ phát sinh gây hại sớm, trên diện rộng,...

     

    Là vụ sản xuất đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiêm nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là phải nỗ lực phấn đấu đạt 649.000tấn lương thực (lúa 558.000tấn và ngô 86.000tấn) góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2016 là 1,2 triệu tấn lương thực để đạt tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 4,5-5,0%/năm.

     

     

    Mạ phủ nilon chống và hạn chế chuột, rầy phá hại

     

    Kế hoạch về diện tích, năng xuất, sản lượnglúa vụ xuân 2016

     

    TT

    Loại cây trồng

    Diện tích (ha)

    Năng suất (tạ/ha)

    Sản lượng (tấn)

     

    Cây lúa:

    85.000

    65,65

    558.000

    -

    Lúa lai

    50.000

    67,50

    337.500

    -

    Lúa thuần

    35.000

    63,00

    220.500

    Trong đó: Lúa chất lượng

    20.000

    61,00

    122.000

     

     Để hoàn thành được kế hoạch đề ra, trong sản xuất vụ Xuân 2016 chúng ta cần lưu ý để thực hiện tốt một số biện pháp sau:

     

     1: Về bố trí thời vụ

     

    Là vụ được dự báo ấm, ít ngày rét đậm, rét hại. Tuy nhiên không loại trừ có những đợt rét xẩy ra vào cuối vụ, đặc biệt xẩy ra trong thời kỳ lúa trỗ vì vậy trong bố trí thời vụ phải tính toán cho lúa trỗ khoản thời gian an toàn (tập trung từ 25/4 đến 05/5); Vùng sản xuất Hè thu chạy lụt bố trí cho lúa trổ từ 20/4 - 25/4. Khung thời vụ được xác định theo 03 trà cơ bản sau:

     

    - Trà 1: Gieo mạ từ 05 - 10 tháng 01; cấy từ 25-30/01 cho các giống có thời gian sinh trưởng từ 140-145 ngày.

     

    - Trà 2: Gieo mạ từ 15 - 20 tháng 01; cấy từ 02/2-06/02 và có thể cấy từ (mùng 4 tết) cho các giống có thời gian sinh trưởng từ 130-135 ngày.

     

    - Trà 3: + Gieo mạ từ 20 - 25 tháng 01; cấy từ 10-15/02 cho các giống có thời gian sinh trưởng xung quanh 125 ngày. Đối với vùng sản xuất Hè thu chạy lụt bố trí thu hoạch vào 20/5 thì gieo mạ từ 15-20 tháng 01; cấy từ 02-06/2 cho các giống có thời gian sinh trưởng xung quanh 125 ngày.

     

    Với khung thời vụ nêu trên các địa phương căn cứ vào đặc điểm của từng giống để hướng dẫn nông dân ra mạ cho đúng, trong cùng một nhóm giống thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn bố trí ra mạ trước, giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bố trí ra mạ cuối khung thời vụ từ đó có kế hoạch chỉ đạo nông dân ra mạ và cấy xong một số diện tích trước tết và sau tết nguyên đán 2016.

     

    2. Về sử dụng giống

     

    - Các địa phương chỉ đưa vào cơ cấu các giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận chính thức và đã qua khảo nghiệm, làm mô hình có kết quả tốt ở Nghệ An. Tùy vùng để bố trí sử dụng giống có năng suất cao hoặc giống có chất lượng theo tỷ lệ hợp lý, vùng sản xuất hàng hóa nên đưa các giống lúa có chất lượng cao để nâng cao hiệu quả sản xuất.       

                

    - Hạn chế tối đa và tốt nhất là không sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dài tiêu tốn nhiều nước và nhiễm nặng sâu bệnh như: IR1820, IR17494 (13/2), Xi23,... trừ những vùng sản xuất đặc thù.

     

    - Trên cơ sở các giống được cơ cấu trong đề án sản xuất vụ xuân 2016 của Sở Nông nghiệp &PTNT. Mỗi địa phương (huyện, thành, thị) chỉ nên chọn 02-03 giống lúa lai và 02-03 giống lúa thuần chủ lực; Mỗi xã chỉ nên chọn tối đa 3 giống (trừ những vùng đặc thù). Trên cùng một xứ đồng chỉ gieo cấy 01 hoặc 02 giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương nhau và phải cấy xong trong vòng 2 - 3 ngày để thực hiện tốt các yêu cầu chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại.

     

    3. Về gieo cấy

     

    Trên thực tế sản xuất lúa hiện nay vẫn tồn tại 2 hình thức đó là (Gieo thẳng và gieo mạ để cấy). Vậy để bảo đảm yêu cầu trỗ tập trung và cho năng xuất cao cần thực hiện tốt yêu cầu sau:

     

    - Đối với gieo thẳng: Cùng một giống thì bố trí lịch gieo sau ra mạ khoảng từ 5-7 ngày để lúa trỗ cùng thời gian và chỉ gieo thưa với lượng giống (lúa thuần 2-3kg/sào; lúa lai khoảng 1,5kg/sào)

     

    - Đối với gieo mạ cấy: Không gieo mạ vào những ngày trời rét (nhiệt độ không khí dưới 160C), nên gieo mạ có che phủ nilon cho 100% diện tích để bảo đảm an toàn và hạn chế chuột, rầy,.. gây hại.

     

    - Cấy mạ đúng tuổi (đủ số lá quy định) và không cấy vào những ngày nhiệt độ không khí dưới 160C. Cấy thưa và cấy 01dảnh đối với lúa lai, 02dảnh đối với lúa thuần.

     

    4. Về chăn sóc 

     

    - Tưới nước: Do nguồn nước tưới có hạn nên việc tưới nước phải hết sức tiết kiệm, áp dụng phương pháp tưới ”Nông - Lộ - Phơi ”, ưu tiên nước tưới cho lúa vào thời kỳ cần thiết như đẻ nhánh và phân hóa đòng - trỗ. Cụ thể:Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ phải luôn duy trì có nước láng bề mặt ruộng. Sau khi bón phân thúc đẻ khoảng 5 ngày tiến hành tháo cạn hoặc không cần tưới bổ sung, chỉ cần giữ cho ruộng đủ ẩm; chỉ tưới khi mặt ruộng khô nẻ, tưới theo phương pháp tưới tràn. Khi cây lúa phân hoá đòng đến khi chín sáp nên giữ mực nước trên ruộng khoảng 3 - 4cm. Trước khi thu hoạch 15 ngày lại tháo cạn nước để tiện thu hoạch.

     

    - Làm cỏ: Tốt nhất làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng các công cụ làm cỏ để đảo bùn tạo thêm Ôxy cho lúa phát triển, kết hợp dặm tỉa lúa bảo đảm mật độ đồng đều trên ruộng. Nếu sử dụng thuốc trừ cỏ (đối với lúa gieo thẳng thì sử dụng nhóm thuốc tiền nảy mầm hoặc tiền nảy mầm sớm; đối với lúa cấy sử dụng nhóm thuốc trừ cỏ cho ruộng cấy) nhưng phải đảm bảo kịp thời không để cỏ mọc quá tốt mới phun thuốc vừa kém hiệu quả vừa cạnh tranh dinh dưỡng với lúa.

     

    - Bón phân: Cần căn cứ vào nhu cầu thâm canh của từng giống và đặc điểm đất đai của từng vùng để xác định lượng phân bón và từng thời kỳ bón phân cho phù hợp; Đảm bảo bón đúng, bón đủ và cân đối các loại dinh dưỡng với mục tiêu thâm canh tăng năng suất. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, dùng vôi bột xử lý đất ban đầu ngay thời kỳ làm đất đổ ải để cải tạo đất và diệt một số mầm bệnh trong đất; Tập trung sử dụng phân bón NPK có hàm lượng cao, bón lót sử dụng NPK 16-16-8; Bón thúc bằng các loại NPK có hàm lượng giàu Kali như 10-5-12+TE; 15:5:20,...để lúa sinh trưởng khẻo hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao.

     

    5. Về phòng trừ sâu bệnh

     

    Vụ đông năm nay được nhận định là vụ ấm nên sau khi gieo cấy lúa sẽ phát triển nhanh vì vậy nguy cơ có nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại sớm và nặng. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra công tác BVTV phải được chú trọng và làm tốt ngay từ đầu vụ:

     

    - Đầu vụ: Tập trung diệt chuột bằng các hình thức như Huy động các lực lượng đào bắt chuột, dùng bẫy chuột, những vùng có điều kiện thì sử dụng các loại thuốc diệt chuột sinh học hoặc hóa học để tổ chức diệt chuột đồng loại (diệt chuột đầu vụ là hiệu nhất có tác dụng cho cả vụ).

     

    - Trên ruộng mạ: Áp dụng phủ nilon để hạn chế chuột phá hại mạ

     

    - Sau gieo cấy: Diệt chuột trước lúc lúa làm đòng là tốt nhất (sử dụng thuốc sinh học hoặc hóa học) cho những vùng có quần thể chuột nhiều để hạn chế chuột phá hại.

     

    - Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trong vụ xuân 2016 đặc biệt chú ý Bệnh đạo ôn lá ngay từ trên ruộng mạ và sau khi cấy lúa khoảng giữa tháng 2 trở đi để phun trừ dứt điểm không cho lây lan diện rộng.

     

    - Quan tâm nhiều hơn đến các vùng thường bị bệnh Đạo ôn của các năm trước và các giống mẫn cảm với bệnh như AC5, BC15, Xi23, Nghi hương 2308,...Để có kế hoạch phòng trừ sớm.

     

    6. Về liên kết phát triển sản xuất

     

    Nhằm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho bà con nông dân các địa phương căn cứ vào kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn của tỉnh, tiêu chí và chính sách tại Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ và Thông tư 15/2014/TT-BNNTPNT của Bộ nông nghiệp &PTNT để kêu gọi các doanh nghiệp liên kết ký hợp đồng sản xuất "Cánh đống lớn" với nông dân. Trên các vùng sản xuất theo "Cánh đống lớn" sẽ được áp dụng theo một quy trình kỹ thuật tiên tiến, một loại giống và sẽ có chính sách hỗ trợ của Nhà Nước, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn từ 10 – 15%.

Nguồn tin: st
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5524


Các tin khác:
 Hội nghị triển khai Kế hoạch đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Sơ kết công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015 và Công tác sản xuất rau an toàn. (30/11/2015)
 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hoá sản xuất Hoa ly phục vụ Tết Bính Thân 2016 (17/11/2015)
 Quy trình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ (12/10/2015)
 Quy trình sản xuất rau sạch theo GAP  (29/09/2015)
 Nông nghiệp công nghệ cao  (29/09/2015)
 Quy trình kỹ thuật trồng hoa Lily (28/09/2015)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất vụ Đông năm 2015-2016 (16/09/2015)
 Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2016 (08/09/2015)
 Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh trên lúa vụ Mùa 2015 (31/08/2015)
 Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2016, Phương án sản xuất vụ Đông năm 2015-2016 và Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt II năm 2015 (24/08/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang