Số lượt truy cập
Hôm nay 66531
Hôm qua 58866
Tuần này 230101
Tháng này 3267927
Tất cả 193063511
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 18/10/2016
Cải tạo rừng luồng

   I. Giá trị sử dụng:

   Luồng là loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng: vừa có tác dụng phòng hộ, vừa có giá trị kinh tế cao và đang được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

   Luồng là loài cây đa tác dụng, ngoài tác dụng trồng rừng phòng hộ ra, cây luồng còn có giá trị kinh tế cao như: Làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu cho công nghiệp ván ép, ván dăm, làm tăm mành, đũa xuất khẩu, làm đồ trang trí mỹ nghệ trong gia đình. Luồng có hàm lượng xenlulô cao (có tới 45 %), sợi dài là nguyên liệu cho sản xuất giấy sợi, nguyên liệu cho công nghiệp hóa lâmsản. Phế liệu của luồng còn dùng để đốt làm than hoạt tính. Măng Luồng là loại thực phẩm sạch, chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ được nhiều người ưa chuộng.                                                 Luồng là cây truyền thống của Thanh Hóa, phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi. Luồng có nhiều công dụng: Làm nhà ở, sử dụng trong kiến trúc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi, v.v... Rừng luồng có tác dụng phòng hộ và duy trì cân bằng sinh thái.

    Luồng dễ trồng, sau 7 năm cho khai thác lứa đầu. Chi phí trồng, chăm sóc, ít tốn kém, cho thu hoạch hàng năm. Tuổi thọ của luồng khá cao, nếu chăm sóc bảo vệ tốt có thể tới 60 năm.

    Luồng sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có tầng đất dày (trên 60 cm), đất xốp màu mỡ, nhất là đất ven đồi, ven suối, lòng khe… Những nơi đất xấu, bạc màu luồng sinh trưởng và phát triển kém.

    Tính đến nay toàn tỉnh đã trồng được trên 68.000ha luồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục triệu cây. Các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc được coi là vùng trọng điểm luồng. Ngoài ra luồng còn được trồng nhiều ở Cẩm Thủy, Thạch Thành và một số địa phương thuộc vùng bán sơn địa trong tỉnh.  
     Là cây có vị thế kinh tế quan trọng, nhưng luồng Thanh Hóa cũng đã từng trải qua bao thăng trầm, có thời kỳ do giá cả quá thấp đến mức "không bằng một cây mía", hay do đói kém mà cây luồng thì "không thể luộc lên để ăn được", nên đã bị người dân ở một số địa phương phá bớt đi để lấy đất trồng lương thực.      
     Ngày nay, nhờ chính sách mở cửa và hội nhập, nên cây luồng đã có mặt trong Nam ngoài Bắc, sản phẩm chế biến từ cây luồng được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới, cây luồng đang lấy lại vị thế là cây có giá trị kinh tế cao ở miền núi, "cây xóa đói giảm nghèo".

     II. Đặc điểm sinh thái:

     Luồng là cây thân thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ, không có gai, vách thành của thân dày. Cây có đường kính từ 10 - 12 cm, chiều dài thân từ 8 - 20 m. So với các loại tre phổ biến thì luồng có những đặc điểm khác hơn như: Lá rộng, ngắn và xanh đậm hơn, thân thẳng, đường kính giảm đều, không có gai, ít cành và mẫu cành nhỏ, vách thân dày hơn.

    Luồng sinh trưởng rất nhanh, sau 2 năm có thể khai thác luồng làm nguyên liệu giấy hoặc làm cột nhà hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

    Luồng rất ít khi ra hoa, sau khi ra hoa (còn gọi là bị khuy) thì cây bị chết. Hoa luồng ít khi đậu quả và thành hạt, vì vậy việc gây tạo giống luồng chủ yếu bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.

    Luồng sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có tầng đất dày (trên 60 cm), đất xốp màu mỡ, nhất là đất ven đồi, ven suối, lòng khe… Những nơi đất xấu, bạc màu luồng sinh trưởng và phát triển kém.

    III.Tình hình phát triển của cây Luồng trong thời gian qua:     

   Do Luồng là cây dễ trồng, sớm cho thu hoạch so với các loài cây lâm nghiệp khác, có giá trị kinh tế cao lại có tác dụng phòng hộ tốt nên đang được nhiều địa phương gây trồng rộng rãi. Ở nhiều nơi luồng đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho người dân.

    Từ những năm 1960, các nhà khoa học nước ta đã bắt đầu nghiên cứu về Luồng. Nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Kỹ thuật tạo giống, kỹ thuật trồng, phương thức trồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh hại, quá trình sinh trưởng phát triển của măng, kỹ thuật khai thác và ảnh hưởng của rừng trồng Luồng đến các tính chất đất đai.

   Tuy nhiên, hiện nay nhiều rừng luồng đang trên đà suy thoái, giảm cả về chất lượng và năng suất, mặc dù diện tích luồng không ngừng tăng lên. Tính sơ bộ cho thấy, nếu khai thác 70% diện tích hiện có, năng suất khiêm tốn 600cây/ha, thì mỗi năm sản lượng khoảng 24 triệu cây, nhưng thực tế trong nhiều năm bình quân cũng chỉ trên dưới chục triệu cây. Hiện nay luồng loại I, II giảm đáng kể, loại IV, V, VI và cây sâu bệnh, còi cọc, cụt ngọn, cây không có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng chiếm đa phần.
    Nguyên nhân tình hình trên chủ yếu là do không thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, đến khai thác, sử dụng rừng luồng.

    Cụ thể là: Nhiều rừng luồng đã bị khai thác quá mức thay vì khai thác chọn, khai thác không đi đôi với tái sinh, khai thác cả cây non, cây để giống, gốc chặt để quá cao. Các cây sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc, không được chặt bỏ, dây leo cỏ dại lấn át, không gian dinh dưỡng bị hạn chế, ảnh hưởng đến sinh trưởng của luồng v.v...    
    Quy trình trồng xen cây thân gỗ được đề ra từ những năm 70 của thế kỷ trước nhưng không được chỉ đạo thực hiện, tập quán trồng luồng quảng canh vẫn là chủ yếu, trong chỉ đạo ít chú ý đến chất lượng và thâm canh theo hướng bền vững gắn với môi trường sinh thái.    
     Về khách quan, một mặt do đất đai đã bị thoái hóa theo thời gian, mặt khác luồng là cây có bộ rễ ăn nông, lá luồng có đặc điểm là chậm phân hủy, chất mùn sau phân hủy của rễ và lá luồng rất nghèo dinh dưỡng, thảm thực vật dưới tán rừng luồng khá mỏng, nên tác dụng chống rửa trôi rất hạn chế.
    Mật độ rừng luồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến không gian dinh dưỡng và tuổi thọ của rừng luồng. Phần lớn diện tích luồng được trồng thời kỳ những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước, mật độ được quy định lúc đó là 400 cây/ha. Trải qua hàng chục năm phát triển, bụi luồng ngày càng lan rộng ra xung quanh, nên khả năng quang hợp bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển của luồng.        
     IV. Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải triển khai một số biện pháp trước mắt:
    Thứ nhất: Cần triển khai ngay các biện pháp hành chính và kỹ thuật như: nghiêm cấm khai thác luồng trong mùa măng, cấm lưu thông măng luồng trong thời kỳ ra măng hữu hiệu, (khoảng từ mồng 5 - 15/7). Chỉ được sử dụng măng cuối vụ, gọi là lứa măng rươi và măng chét, tức lứa măng ra khoảng thời gian từ 25/7- 30/8 và tới 15/9. Cấm chặt cây non, để lại cây to làm giống với tỷ lệ hợp lý. Tiến hành làm vệ sinh cho từng bụi luồng, bao gồm chặt bỏ các cây còi cọc, sâu bệnh, cụt ngọn, cây không có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế. Đào bỏ các gốc chặt quá cao, phát dọn dây leo cỏ dại xung quanh bụi luồng, khai thác hết cây già cỗi, có thể cuốc xới, vun gốc, bón phân cho những bụi luồng đã và đang suy thoái nhưng còn khả năng hồi phục, kiên quyết trồng lại hoặc trồng dặm đối với những rừng luồng đã thoái hóa hoặc mật độ còn dưới 200 bụi/ha.

     Thứ hai: Xây dựng một số mô hình về thâm canh luồng theo mục đích kinh doanh, như kinh doanh cây luồng hàng hóa, luồng nguyên liệu giấy, luồng kinh doanh măng, v.v... Mô hình về nông lâm kết hợp, trồng xen cây thân gỗ, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc dưới tán rừng luồng, từ đó tổng kết rút kinh nghiệm nhằm nhân ra diện rộng. Triển khai đợt tuyên truyền giáo dục về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, sử dụng rừng luồng theo hướng bền vững, phổ biến về nguy cơ suy thoái rừng luồng và cách nhận biết cho mọi người dân vùng trồng luồng.   
     Thứ ba: Xây dựng quy ước, hương ước quản lý, bảo vệ, chăm sóc, khai thác sử dụng luồng phù hợp với tập quán, truyền thống, kinh nghiệm trồng, khai thác, sử dụng rừng luồng ở mỗi địa phương để vừa phát huy được sự quản lý của chính quyền cơ sở, vừa có sự tham gia và thực hiện tự giác của người dân. Đồng thời tiến hành rà soát, bổ sung về cơ chế, chính sách đối với cây luồng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển, kinh doanh cây luồng ngày càng đạt hiệu quả cao.  
    Phát triển vùng luồng theo hướng bền vững và hiệu quả kinh tế cao vừa là đòi hỏi bức bách của cuộc sống, vừa là mục tiêu kinh tế chiến lược đối với Trung du miền núi và của cả tỉnh. Vì vậy, không thể để rừng luồng ngày càng suy thoái theo thời gian, mà phải lấy lại vị thế của cây luồng tỉnh Thanh đã từng một thời nổi danh.

Nguồn tin: Lê Thị Thoa - TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16088


Các tin khác:
 Nguyên nhân gây cháy rừng (18/10/2016)
 Một số lưu ý trong công tác thâm canh giống bí ngồi Star Ol  (18/10/2016)
 Bệnh viêm da tiết dịch trên lợn (18/10/2016)
 Một số biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2016 (18/10/2016)
 Một số kết quả bước đầu sử dụng giống mới trong các mô hình khuyến lâm tại Thanh Hóa gắn với tái cơ cấu nghành từ năm 2013 - 2016 (05/10/2016)
 Hiệu quả mô hình sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin trên cây lúa vụ Mùa 2016 tại Nga Sơn (04/10/2016)
 Sôi nổi phong trào sản xuất vụ Đông ở Thanh Hóa (03/10/2016)
 Mắm tép Hà Yên - Nguồn lợi từ những cánh đồng chiêm trũng (27/09/2016)
 Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa chuột sử dụng giàn lưới (27/09/2016)
 Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên cây lúa vụ mùa 2016 (21/09/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang