Số lượt truy cập
Hôm nay 100437
Hôm qua 58866
Tuần này 264007
Tháng này 3301833
Tất cả 193097417
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 22/03/2016
Sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm

    Trong những năm gần đây do chăn nuôi ngày càng phát triển, môi trường  càng trở nên ô nhiễm… dẫn đến dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Do đó, công tác quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi trở nên rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng vắc xin để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn cho người chăn nuôi.

    Vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết đi. Sau khi tiêm vào cơ thể chế phẩm này mới kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh. Chính vì yếu tố này mà việc dùng vacxin đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật cả trong bảo quản cũng như trong sử dụng.

     Mỗi loại vacxin khác nhau đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ đảm bảo thời gian miễm dịch kếo dài và an toàn, ngược lại chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ làm giảm một phần, thậm chí mất hoàn toàn khả năng tạo miễn dịch của vacxin.

     Để đảm bảo hiệu quả của vacxin, khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:

     Một là: Bảo quản vacxin đúng kỹ thuật.

    Đây là một yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc. Mỗi loại vacxin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp, đối với các loại vacxin virus ở nhiệt độ từ 2 – 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 – 150C và phải bảo quản trong điều kiện dâm mát tránh ánh nắng mặt trời. Nếu nhiệt độ bảo quản vắc-xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản, hoặc để vacxin bảo quản ở ngăn đá thì vacxin sẽ làm mất còn tác dụng.

     Để bảo quản vacxin trong điều kiện tốt nhất, nếu ở xa nơi bán vacxin hoặc mua với số lượng nhiều thì khi đi mua nhất thiết có hộp xốp, phích đá để bảo quản; nếu mua với số lượng ít, nơi mua gần thì bảo quản bằng túi nilông, tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập và đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào vacxin để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.

     Hai là: Sử dụng vacxin đúng kỹ thuật

    Nếu khâu bảo quản tốt song chúng ta sử dụng vacxin không đúng kỹ thuật thì hiệu quả cũng sẽ thấp. Khi sử dụng vacxin  chúng ta cần chú ý các yếu tố sau:

    - Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vacxin trước khi dùng, nếu không rõ thì hỏi thêm ý kiến của bác sĩ thú y.

    - Khi dùng phải kiểm tra lọ Vacxin bằng mắt thường xem màu sắc, độ vẩn có gì khác thường (ví dụ: không dùng Vacxin bị đổi màu, vẩn đục).

    - Dùng vacxin phải đảm bảo đủ liều, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất.

   - Dụng cụ tiêm phòng phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi  hoặc hấp, để nguội dụng cụ trước khi sử dụng (chú ý không nên dùng cồn để sát trùng dụng cụ).

    - Trước khi cho vào bơm tiêm phải lắc đều lọ vacxin

    - Khi tiêm vacxin phải đảm bảo tiêm đúng vị trí, đủ độ sâu, tùy từng loại vacxin mà có thể sử dụng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt theo chỉ dẫn.

    - Vacxin pha xong dùng ngay, không để quá 2 -4 giờ sau khi pha, không cầm lâu trong tay.

    - Sau khi sử dụng vacxin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc choáng phản vệ.

    Mong rằng các vấn đề trên luôn được người chăn nuôi quan tâm chú trọng!.

Nguyễn Ngọc Duy – TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12971


Các tin khác:
 Kỹ thuật bấm răng và cắt rốn ở lợn. (22/03/2016)
 Mô hình khoai tây che phủ xác thực vật. (22/03/2016)
 Một số câu hỏi thường gặp về Vitamin trong chăn nuôi gà. (22/03/2016)
 Thức ăn và chất lượng thức ăn trong chăn nuôi gà. (22/03/2016)
 Hiệu quả từ mô hình: “Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP trong nông hộ”. (22/03/2016)
 Hiệu quả của mô hình sản xuất khoai tây Marabel tại xã Hòa Lộc (04/03/2016)
 Một số lưu ý trồng và chăm sóc vụ Xuân sau rét (29/02/2016)
 Những vấn đề cần lưu ý khi vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi (29/02/2016)
 Những lưu ý trong chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trong vụ Đông xuân (29/02/2016)
 Kinh nghiệm trồng hoa cao cấp của chủ trang trại (20/02/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang