Số lượt truy cập
Hôm nay 998
Hôm qua 58866
Tuần này 164568
Tháng này 3202394
Tất cả 192997978
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 15/01/2016
Giá trị của cây Bưởi Diễn trên đất Yên Ninh, huyện Yên Định

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy cây bưởi diễn trên đất Yên Ninh, huyện Yên Định cho thu nhập rất khá, tính ra 1 ha đã trừ chi phí cho thu nhập khoảng 700 – 800 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không hề ít ỏi.

    Cây bưởi diễn đã đưa vào đất Yên Ninh cách đây gần 20 năm nay nhờ 1 Kỹ sư làm việc ở Hà Nội mang về trồng trong gia đình. Từ đây cây bưởi diễn được họ hàng, con cháu trong nhà nhân rộng ra, kết quả trồng thử nghiệm đã khẳng định về mặt chất lượng cũng như khả năng thích ứng của giống bưởi diễn đối với vùng đất Yên Ninh, huyện Yên Định. Cây trồng trên vùng đất này sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và đạt chất lượng không kém bưởi trồng ở Cầu Diễn, Hà Nội.

    Bưởi Diễn là cây có bộ lá nhỏ hơn lá bưởi thường, chiều cao trung bình khoảng 4m, vỏ thân cây có màu vàng nhạt, quả có màu vàng. Là cây thân gỗ có ít gai hơn cây bưởi thường. Bưởi Diễn có nguồn gốc ở làng Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội và đã được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước.

    Hiện nay diện tích trồng Bưởi diễn trong xã Yên Ninh đã lên tới trên 40 ha. Đa phần các hộ trồng bưởi đều cho thu nhập khá, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Theo kế hoạch của UBND xã Yên Ninh sẽ mở rộng diện tích trồng bưởi diễn lên từ 100 – 150 ha.

    Theo Ông Trịnh Đình Hồng – chủ hộ trồng Bưởi diễn tại xã Yên Ninh, huyện Yên Định cho biết: “Tôi nhận thầu từ năm 2000 để trồng mía đường cho Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan, trong 3 năm trồng mía, nuôi bò tuy có hiệu quả nhưng không cao. Đến năm 2004, tôi đi tham khảo các nhà vườn trồng Bưởi diễn thấy năng suất cao, có hiệu quả, có những gia đình trồng đạt trên 10 triệu đồng/cây nên tôi quyết định lựa chọn cây Bưởi diễn mang về trồng, kết quả như năm ngoái có cây cao đạt 6 triệu đồng/cây, năm nay đạt 7 triệu đồng/cây”.

 

Ảnh: Các đại biểu thăm vườn bưởi Diễn nhà ông Trịnh Đình Hồng.

    Kinh nghiệm thực tế của nhà vườn đã chia sẽ kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn để cho năng suất, chất lượng tốt thì cần lưu ý các khâu kỹ thuật như: cắt tỉa cành, lá đúng lúc, lúc thu hoạch quả xong phải dọn sạch sẽ vườn bưởi tạo độ thông thoáng cho cây. Vấn đề chăm bón phải được tiến hành trước lập xuân và sau lập xuân, trước khi ra lộc phun thuốc trừ bệnh để phòng trừ các bệnh: chảy gôm, bệnh loét, bệnh ghẻ sẹo, trừ sâu, nhện. Trước lúc ra hoa, đậu quả, tuỳ từng cây: cây to phải bón nhiều phân hơn cây nhỏ, lượng bón: 3- 5 kg đạm Ure và 4 - 5 kali clorua/cây. Khi đậu quả rồi thì bón ít đạm đi, tập trung chủ yếu là Kali. Nếu thấy cây còi cọc thì bón thêm phân NPK dành riêng cho cây ăn qua, nên bón phân theo nhiều đợt trong năm. Ngoài ra, cần tưới đủ ẩm cho cây. Quyết định chất lượng sản phẩm là ở cách chăm bón, vì vậy cần phải chăm bón theo đúng quy trình để cho chất lượng bưởi thơm ngon.

    Song song với việc mở rộng diện tích, mục tiêu tiếp theo đang được UBND xã Yên Ninh hướng đến đó là việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm bưởi Diễn Yên Ninh ra thị trường. Chính quyền khuyến khích, động viên bà con tích cực cải tạo vườn, đồi tạp trồng bưởi Diễn. Xã đang phối hợp với doanh nghiệp Tiến Nông và các cơ quan ban ngành nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, yêu cầu nông dân nghiêm túc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, cũng như sử dụng thuốc BVTV, khuyến khích bà con chủ động tìm tòi đưa vào thử nghiệm những giống bưởi mới có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm bưởi Yên Ninh.

    Nhờ cây bưởi Diễn, nhiều hộ gia đình ở Yên Ninh đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, vị ngọt của bưởi Diễn Yên Ninh đang dần lan toả trên vùng đất mà trước kia vốn chỉ độc canh cây lúa với các sản phẩm nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.

Mạnh Hùng - TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15553


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình: Lắp máy dò ngang Koden-6000BB và Radar hàng hải từ 48 hải lý trở lên trên tàu KTHSXB tại Thanh Hoá (06/01/2016)
 Hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP (06/01/2016)
 Nâng cao năng suất, trữ lượng đường cho cây mía có tưới  (11/12/2015)
 Hiệu quả của mô hình sử dụng phân bón NPK 10-18-13+3S+3(CaO+MgO)+TE trên cây lạc vụ Đông 2015 (07/12/2015)
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 12/2015 (01/12/2015)
 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI RAU MÀU VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 – 2016 (13/11/2015)
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 11/2015 (01/11/2015)
 Tập huấn TOT: Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật trồng thâm canh một số loài cây LSNG làm nguyên liệu - mây tre đan (22/10/2015)
 Kết quả sản xuất thử giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao M1-NĐ, vụ mùa 2015 (09/10/2015)
 Mô hình CLB chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại Yên Lâm - Điểm sáng trong chăn nuôi (09/10/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang