Số lượt truy cập
Hôm nay 6379
Hôm qua 58866
Tuần này 169949
Tháng này 3207775
Tất cả 193003359
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 31/08/2015
Vấn đề cần quan tâm trong bố trí cơ cấu và kỹ thuật trồng - chăm sóc một số cây vụ đông chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

     Sản xuất vụ Đông luôn là thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa trong nhiều năm gần đây. Diện tích cây trồng vụ đông hàng năm luôn đạt từ 50-60 ngàn ha, trong đó các cây chủ lực là: ngô, đậu tương, lạc, khoai lang, khoai tây, cà chua, rau đậu các loại….Là vụ có quỹ thời gian ngắn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy phong trào làm cây vụ đông đã và đang được mở rộng tại nhiều địa phương như: Yên Định, Thiệu Hoá, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc...

     Để đảm bảo diện tích gieo trồng cây vụ đông năm 2015 đạt và vượt kế hoạch 51.000 ha trở lên, trước hết các địa phương cần vận dụng theo điều kiện thực tế để bố trí cơ cấu gieo trồng cây vụ đông phù hợp, trong đó ưu tiên cây vụ đông sớm có giá trị kinh tế cao như: ngô, lạc, đậu tương trên đất 2 lúa, rau đậu các loại; Đối với các huyện miền núi, ưu tiên trồng đậu tương trên đất đồi thấp, đất 2 lúa chủ động tưới tiêu, lạc trên đất bãi và mở rộng tối đa diện tích trồng ngô; Đối với các huyện ven biển cần mở rộng diện tích lạc thu đông có che phủ nilon hoặc che phủ bằng thân xác hữu cơ; Đối với các huyện vùng đồng bằng cần tập trung gieo trồng cây chủ lực là ngô, đậu tương; Trên địa bàn thành phố, thị xã chủ yếu trồng cây có giá trị kinh tế cao như: Dưa chuột xuất khẩu, ớt, dưa hấu, cây rau cao cấp…

     Tuy nhiên, diễn biến thời tiết vụ đông có nhiều bất thuận, thời điểm gieo trồng, chăm sóc thường gặp mưa to gió lớn, cuối vụ mưa giảm, khi cây ra hoa đậu quả có thể gặp hạn. Để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, các địa phương cần bố trí cơ cấu sớm, hợp lý và có giải pháp kỹ thuật phù hợp để giúp cây vụ đông sinh trưởng phát triển thuận lợi, cho năng suất cao. Trong đó chú ý đối với một số cây vụ đông chính:

     - Đối với cây ngô: Thời vụ gieo trồng tốt nhất là kết thúc trước ngày 30/9, lựa chọn các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu  tốt, phù hợp trên từng chân đất như: CP999, VS36, P4199, DK9901, NK66, NK67,  NK6654, B06, CP333, PAC999, PAC339, DK9955….. Vùng đất phải gieo chậm từ 5/10-10/10 phải sử dụng các giống ngô nếp, ngô đường, ngô rau, ngô làm thức ăn phục vụ chăn nuôi như: MX10, MX4, Fancy 111, HN68, Sugar 77, Golden Sweter 93…..Đất trồng ngô phải chủ động tưới tiêu, đặc biệt là thoát nước tốt. Trên đất 2 lúa cần áp dụng làm ngô bầu để chủ động giống và đảm bảo thời vụ trồng. Đối với ngô nếp, ngô đường trồng muộn hơn cần áp dụng kỹ thuật làm đất tổi thiểu, cày lên luống để tiết kiệm thời gian làm đất, tranh thủ ẩm độ đất; gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ; cần đảm bảo mật độ gieo trồng đạt từ 6-6,5 vạn cây/ha.

     Để cây ngô đạt năng suất cao, cần bón phân cân đối hợp lý, bón lót đầy đủ trước trồng, bón thúc tập trung vào 2 thời kỳ 4-5 lá và 8-9 lá; kết hợp bón phân với làm cỏ xới xáo và tưới nước; cần bón xa gốc, bón xong cào lấp phân, vun luống để tăng khả năng chống đổ. Có thể áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén cho ngô. Bên cạnh đó cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh có thể phát sinh đầu vụ như: Bệnh nghẹt rễ, bệnh huyết dụ, sâu ăn lá, cào cào, châu chấu…Giữa đến cuối vụ thường xuất hiện bệnh khô vằn, vàng lá, đốm sọc vi khuẩn, rệp, sâu đục thân, sâu đục bắp…cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ địa phương.

     - Đối với cây đậu tương: Thời vụ gieo trồng tốt nhất là song trước 25/9, lựa chọn các giống đậu tương ngắn ngày có năng suất cao như: ĐT26, DT84; ĐT22, DT2001; nếu gieo chậm đến 5/10 phải chọn các giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 85 ngày như ĐT12, Đ8, ĐVN9, AK06….

     Đậu tương gieo vãi trên đất 2 vụ lúa, cần áp dụng kỹ thuật làm đất tổi thiểu, gieo thẳng, gieo bằng máy, gieo vào gốc rạ và thực hiện phương châm “gặt đến đâu, trồng đậu tương đến đó, trồng càng sớm, năng suất càng cao”. Yêu cầu khi gieo đất phải đủ ẩm, cần vét rãnh xung quanh ruộng để thoát nước tốt khi gặp mưa. Để đậu tương đạt năng suất cao cần bón đầy đủ lân và kali, tốt nhất lựa chọn phân NPK 3.9.6 chuyên dùng cho đậu, lạc để bón lót trước khi gieo, bón thúc khi cây đạt 3-5 lá và trước khi cây ra hoa.

     Riêng công tác phòng trừ sâu bệnh cần quan tâm: Khi 2 lá bao căng tròn đến 1 lá thật nhất thiết phải phun trừ dòi đục thân triệt để. Giai đoạn cây con thường gặp mưa nhiều do đó cần quan tâm phòng trừ bệnh lở cổ rễ. Ngoài ra cần theo dõi phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh khác như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục quả, rệp, bệnh lở cổ rễ, bệnh xoăn lá virut, bệnh vàng lá….

     - Đối với cây lạc: Trồng càng sớm năng suất càng cao, vì vậy phải kết thúc thời vụ gieo trước ngày 25/8, muộn nhất là kết thúc trước ngày 5/9. Giống lạc chủ yếu là L14, L18, L16, L23, MD9, TB25…..Áp dụng biện pháp che phủ nilon hoặc che phủ bằng thân xác hữu cơ để hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, tăng năng suất lạc. Thời điểm lạc ra hoa rộ - tắt hoa cần bón bổ sung 15-20 kg vôi bột hoai để tăng khả năng hình thành và phát triển quả. Cây lạc thường bị một số đối tượng sâu bệnh hại chính như: sâu ăn lá, sâu xám, cào cào, châu chấu, bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, sương mai, héo xanh vi khuẩn….cần thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý để cây lạc sinh trưởng phát triển khoẻ, hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại, đạt năng suất cao.

     - Đối với cây khoai tây: Thời vụ tập trung từ 15/10-20/11, tốt nhất 25/10-15/11. Sử dụng các giống chủ lực như: Diamant, Solara, Atlantic, Eben, Aladin…. Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, che phủ rơm rạ để nâng cao hiệu quả đối với cây khoai tây..

     Bố trí cơ cấu giống phù hợp, đúng thời vụ và chủ động chăm sóc cây vụ đông sớm là điều kiện thuận lợi để thu được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Trịnh Hà - TTKN

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16607


Các tin khác:
 Tập trung phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ Mùa năm 2015 (31/08/2015)
 Hội thảo mô hình “Ứng dụng thâm canh tổng hợp SRI trong sản xuất lúa lai” (31/08/2015)
 Tập huấn ngoài mô hình “Kỹ thuật sản xuất ngao giống Bến Tre” (20/08/2015)
 Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Dinh dưỡng cây trồng và BVTV đối với sản xuất lúa chất lượng” (30/07/2015)
 Những lưu ý khi chăm sóc lúa vụ Mùa 2015 (17/07/2015)
 Tập huấn kỹ thuật "Trồng mới rừng luồng" (17/07/2015)
 Hiệu quả từ các lớp tập huấn ICM (16/07/2015)
 Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn (14/07/2015)
 Hỗ trợ bò giống cho nông dân nghèo phát triển chăn nuôi (14/07/2015)
 Một số lưu ý trong khai thác tinh và phối giống cho lợn (14/07/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang