Số lượt truy cập
Hôm nay 43543
Hôm qua 39190
Tuần này 148247
Tháng này 3186073
Tất cả 192981657
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/11/2014
Một số biện pháp phòng bệnh cho rau màu vụ đông

     Hiện tại là thời điểm phát triển nhiều diện tích rau màu vụ đông. Thời tiết có sương mù vào sáng sớm và lạnh ban đêm là điều kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật gây bệnh phát sinh, gây hại; nhất là các loài nấm và vi khuẩn. Để phòng bệnh cho rau màu kịp thời, hiệu quả bà con cần chú ý một số biện pháp sau:

     - Bố trí gieo trồng với mật độ vừa phải: Nếu trồng thưa sẽ không năng suất dẫn đến hiệu quả thấp. Trồng mật độ quá dày sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh gây bệnh mạnh, vì độ ẩm trên thân lá lớn. Bệnh thối gốc lở cổ rễ hoặc thỗi nhũn vi khuẩn cũng dễ phát sinh khi mật độ dày...

     - Tạo cây khỏe: cây giống khỏe mạnh sẽ có sức chống chịu tốt, kháng được sâu bệnh hại và sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn.

      - Đối với việc bón phân, tưới nước cho rau màu bà con chú ý:

     + Không tưới nước quá đẫm hoặc để luống rau quá khô. Tốt nhất nên duy trì độ ẩm trên ruộng ở mức 75 - 80% (đất tạo khối khi nắm và không có nước rỉ ra kẽ tay). Không nên tưới nước lúc chiều muộn, vì thân lá cây trồng về đêm còn đọng nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập dễ dàng.

     + Bón phân cho rau màu cần cân đối nhất là đạm và kali, đầy đủ về các yếu tố trung vi lượng Mg, S, Ca, Cu, Zn, Bo... thì cây trồng mới đảm bảo khỏe mạnh để chống chọi với những bất lợi của thời tiết cũng như dịch bệnh xung quanh.

     + Tuyệt đối không nên bón đạm riêng lẻ, nhất là thời kỳ cây con hoặc giai đoạn cây phát triển thân lá. Vì bón đạm đơn thân lá cây trồng sẽ mềm yếu dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

     - Sử dụng thuốc phòng bệnh:

     Ẩm độ cao là môi trường thuận lợi cho các loài nấm, vi khuẩn gây bệnh cây trồng phát sinh và gây hại. Vì vậy, nếu thời tiết có sương mù hoặc mưa ẩm kéo dài cần tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây định kỳ 5 - 7 ngày/lần. Thuốc phòng bệnh cho cây trồng có 2 dạng sinh học và hóa học:

     + Thuốc sinh học là các chế phẩm: Nấm đối kháng Trichodecma phòng các bệnh về rễ cây trồng gây chết rũ. Nấm men Streptomyces phòng bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây... Các chế phẩm này khi phun cần sử dụng riêng rẽ, không được phối trộn với các thuốc hóa học.

     + Thuốc hóa học phòng bệnh là các thuốc thuộc nhóm gốc đồng như Boocdo 1%, Coc 85WP, Funguran - OH 50WP ... Đây là các thuốc có phổ tác động rộng dùng để phòng bệnh là chính.

     Thực tế cho thấy, nhiều bà con thường sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh dùng để phun phòng bệnh định kỳ cho rau màu như thuốc Rhidomil, Topsin... sẽ không mấy tác dụng khi phun vì nấm đã kháng thuốc, gây tốn kém, lãng phí. Về cơ chế tác động, thuốc phòng bệnh là những loại thuốc có tác dụng bao phủ bề mặt thân lá cây, ngăn chặn không cho nấm và vi khuẩn tấn công vào các tế bào cây. Vì vậy, khi rau màu chưa bị bệnh nhưng gặp thời tiết tạo thuận lợi cho bệnh hại phát sinh thì cần sử dụng thuốc này để phun lên toàn bộ thân lá, có tác dụng như một màng chắn, một lớp bảo vệ không cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.

Ngọc Diệp - TTKN

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11205


Các tin khác:
 Hiện tượng Stress trong chăn nuôi  (29/09/2014)
 Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Triệu Sơn (22/09/2014)
 Một số kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng rừng keo tai tượng thâm canh (08/07/2014)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ (08/05/2014)
 Thông báo mời chào hàng cạnh tranh (28/03/2014)
 Qua 3 năm ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng nghề lưới vây sâu rút chì (20/11/2013)
 Mô hình sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông (03/09/2013)
 Hội nông dân Nông Cống với phong trào phát triển kinh tế. (08/08/2013)
 39 trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Lộc đạt giá trị trên 1 tỷ đồng/năm (08/08/2013)
 Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống Phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (08/08/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang