Số lượt truy cập
Hôm nay 94660
Hôm qua 58866
Tuần này 258230
Tháng này 3296056
Tất cả 193091640
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 29/09/2014
Hiện tượng Stress trong chăn nuôi

Stress là phản ứng của cơ thể trước những tác động của các yếu tố bất lợi từ bên trong và bên ngoài. Quá trình stress thực chất là huy động năng lượng tiềm tàng của cơ thể bằng cách tăng các quá trình tạo năng lượng thông qua 2 cơ chế thần kinh - thể dịch để tham gia chống lại các tác nhân stress nhằm duy trì sự cân bằng của cơ thể. Khi gia súc lâm vào trạng thái stress thì hầu như toàn bộ năng lượng của cơ thể đều được huy động sử dụng để vượt qua stress, làm cho cơ thể con vật tiêu tốn nhiều năng lượng, dẫn đến con vật gầy yếu, thậm chí có thể chết, ngoài ra năng suất và chất lượng thịt, trứng, sữa, tốc độ tăng trọng đều giảm, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Do đó trong chăn nuôi, việc ngăn ngừa và loại trừ các tác nhân gây stress có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong chăn nuôi, các tác nhân gây Stress bao gồm: thay đổi thời tiết, khí hậu, thay đổi thức ăn đột ngột, ghép bầy, vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi này đến nơi kia, thay đổi người chăn nuôi, tiếng động đột ngột tác động mạnh đến con vật, thay đổi thời gian vắt sữa hoặc dùng thuốc quá liều quy định, cắt mỏ, tiêm phòng, nhỏ vacxin…. tất cả những yếu tố đó đều gây bất lợi cho con vật hay còn gọi là con vật bị Stress làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển bình thường.

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế các tác nhân gây Stress trong chăn nuôi, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau đây: 

          - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng.

          - Nuôi nhốt gia súc, gia cầm với mật độ thích hợp.

- Chủ động phòng và loại trừ các yếu tố gây stress. Ví dụ: khi có gió mùa Đông Bắc cần che chắn chuồng, cho thêm rơm, chất độn chuồng vào chuồng đồng thời tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần. Khi trời nóng phải có các biện pháp chống nóng tích cực: Chuồng trại đảm bảo thoáng mát, có mái che chắn chống ánh nắng chiếu trực tiếp vào gia súc, gia cầm; làm mát bằng quạt, giàn phun sương trên mái....

- Cung cấp đầy đủ nước sạch, thức ăn đảm bảo số lượng và chất lượng trong khẩu phần, bổ sung thêm kháng sinh và các loại vitamin như A, D, E, C, B1… trộn vào thức ăn hoặc nước uống để phòng chống hiệu tượng Stress khi thay đổi thời tiết, khí hậu, thời tiết nắng nóng, lúc chuyển mùa….

- Hạn chế ghép bầy, di chuyển và thay đổi bầy đàn.

- Áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Tuy nhiên, không phải loại tác nhân gây Stress nào cũng có hại, trong thực tế sản xuất, con người đã lợi dụng, khai thác các yếu tố Stress để kích thích gia súc, gia cầm sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhiều, đẻ sớm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm như bổ sung thêm các loại thuốc bổ, kháng sinh, premix khoáng, axit amin... sử dụng chế độ màu sắc, cường độ ánh sáng phù hợp, tăng thời gian chiếu sáng để gia súc nhanh lên giống, tăng tỷ lệ trứng rụng, gia cầm đẻ nhiều v.v… Hoặc cũng có thể dùng tia hồng ngoại ngoại để tăng tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở của gà, úm lợn con, úm gà nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật, phòng chống bệnh tật .... Ngày nay trong chăn nuôi công nghiệp, các yếu tố Stress có lợi này đang được khai thác áp dụng rất nhiều để nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.



Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy – TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30292


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Triệu Sơn (22/09/2014)
 Một số kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng rừng keo tai tượng thâm canh (08/07/2014)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ (08/05/2014)
 Thông báo mời chào hàng cạnh tranh (28/03/2014)
 Qua 3 năm ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng nghề lưới vây sâu rút chì (20/11/2013)
 Mô hình sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông (03/09/2013)
 Hội nông dân Nông Cống với phong trào phát triển kinh tế. (08/08/2013)
 39 trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Lộc đạt giá trị trên 1 tỷ đồng/năm (08/08/2013)
 Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống Phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (08/08/2013)
 Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa (07/05/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang