Số lượt truy cập
Hôm nay 22535
Hôm qua 39190
Tuần này 127239
Tháng này 3165065
Tất cả 192960649
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 01/08/2014
Phát huy hiệu quả của công tác khuyến nông về lĩnh vực thủy sản

Trong những năm qua, nuôi tôm thẻ Chân trắng, cá rô phi đơn tính áp dụng VietGAP, nuôi tôm sú luân canh, xen canh với cua, rong câu, cá rô phi đơn tính, Nuôi Hàu Thái Bình Dương giàn bè, ứng dụng máy dò ngang sona, ứng dụng vật liệu polyurethan trong khai thác bảo quản sản phẩm thủy sản… là những mô hình khuyến ngư được Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa thực hiện đạt nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Đến nay phần lớncác mô hình về Thủy sản có hiệu quả kinh tế đã và đang được nhân rộng. Để làm tốt việc nhân rộng các mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các trạm khuyến nông luôn chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương; định hướng cho nhiều hộ dân trong việc lựa chọn những mô hình phù hợp với năng lực, nhu cầu thị trường để phát triển kinh tế.

Cùng với đó, thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến, hướng dẫn cho bà con nông dân lịch thời vụ, kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển. Nhờ đó, nhiều người dân không những biết đến các mô hình hiệu quả, phù hợp trong phát triển kinh tế hộ, mà còn nắm vững được kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng. Các mô hình này đã và đang khẳng định được hiệu quả kinh tế, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức của nhiều nông dân.

Về nuôi trồng thủy sản, từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu địa phương, dự án vì sự phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển, Khuyến nông Quốc Gia, Khoa học công nghệ. Trung tâm khuyến nông đã triển khai thực hiện mô hình nuôi thâm canh tôm chân trắng theo qui trình GAP, kiểm soát chặt chẽ điều kiện sản xuất, các yếu tố đầu vào, môi trường ao nuôi…vvv. Kết quả phần lớn các mô hình đạt năng suất trên 10 tấn/ha, cho thu nhập 600 - 700 triệu đồng/ha, đặc biệt là tỷ lệ rủi do thấp hơn so với các ao nuôi chưa áp dụng ViệtGAP. Mô hình nuôi Tôm sú luân canh, xen canh nuôi cua, rong câu, cá rô phi đơn tính trên vùng triều ven biển đã khẳng định được loại hình nuôi này phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của các hộ nông dân trong tỉnh; hình thức nuôi này nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập, cải thiện môi trường ao nuôi tăng thu nhập 1,5- 2 lần so với nuôi chuyên canh. Mô hình nuôi hàu thương phẩm giàn bè ở khu vực Nghi sơn và Lạch Bạng lần đầu tiên được thực hiện song kết quả bước đầu rất khả quan, thu nhập gấp 3 lần so với tổng vốn đầu tư. Về nuôi nước ngọt, tập trung đối tượng chủ lực là cá rô phi đơn tính, nuôi theo quy trình VietGAP, chuyển từ hình thức nuôi tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sang hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh đầu tư thức ăn công nghiệp, áp dụng các điều kiện, tiêu chí VietGAP. Kết quả bước đầu cho thấy hình thức nuôi này sẽ rút ngắn thời gian nuôi, kích cỡ cá đạt kích thước lớn (trên 0,5 kg sau 5-6 tháng nuôi), giá trị thương mại cao hơn gấp 1,5- 1,7 lần, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tập trung vào ứng dụng trang thiết bị hàng hải, vật liệu tiên tiến cho các tầu thu mua và khai thác xa bờ. Cụ thể là tiếp tục nhân rộng và cải tiến ứng dụng máy dò ngang sona, rađa, vật liệu polyurethan cho các tàu khai thác, thu mua thủy sản xa bờ, hiệu quả mô hình này đã được khẳng định, nâng cao sản lượng khai thác, giá trị sản phẩm gấp 1,3- 1,7 lần so với các tầu cá chưa được trang bị thiết bị. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nhân rộng những mô hình này.

          Tuy nhiên, Trong quá trình xây dựng và nhân rộng mô hình Khuyến ngư còn tồn tại một số hạn chế. Phần lớn các mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn do vậy đòi hỏi nguồn vốn sản xuất, kinh doanh rất lớn, trong khi đó đại đa số hộ nông ngư dân luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, bên cạnh đó do sản xuất còn nhỏ lẻ, chi phí đầu vào thường xuyên biến động, tăng cao, vì vậy giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tương tự nhập khẩu còn thấp. Mặt khác khó khăn về thị trường tiêu thụ luôn là nỗi ám ảnh đối với bà con nông dân, do vậy việc nhân rộng các mô hình Khuyến nông còn nhiều khó khăn.

 Mục tiêu khuyến nông về lĩnh vực thủy sản năm 2014 vànhững năm tiếp theo là phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tập trung chủ yếu vào đối tượng cá Rô phi đơn tính, hướng tới chế biến xuất khẩu, từng bước chuyển đổi nhận thức của người dân từ hình thức thả cá, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sang hình thức nuôi cá, đầu tư thâm canh, bán thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Về nuôi mặn lợ, tập trung chủ lực vào đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú, nhuyễn thể như Ngao bến tre, Hầu Thái Bình Dương, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, hình thức nuôi chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giảm thiểu rủi ro, tăng thu nhập cho người dân.

Về khai thác, ứng dụng các thiết bị hàng hải, viễn thông, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giúp nâng cao hiệu quả khai thác.

Để hoàn thành tốt những mục tiêu trên, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình trình diễn hiệu quả và công tác tư vấn Khuyến nông  luôn được Trung tâm chú trọng.


Tác giả: Vũ Văn Hà -Trung tâm khuyến nông
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16651


Các tin khác:
 Một số kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng rừng keo tai tượng thâm canh (08/07/2014)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ (08/05/2014)
 Thông báo mời chào hàng cạnh tranh (28/03/2014)
 Qua 3 năm ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng nghề lưới vây sâu rút chì (20/11/2013)
 Mô hình sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông (03/09/2013)
 Hội nông dân Nông Cống với phong trào phát triển kinh tế. (08/08/2013)
 39 trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Lộc đạt giá trị trên 1 tỷ đồng/năm (08/08/2013)
 Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống Phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (08/08/2013)
 Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa (07/05/2013)
 Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà (07/05/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang