Số lượt truy cập
Hôm nay 44452
Hôm qua 39190
Tuần này 149156
Tháng này 3186982
Tất cả 192982566
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 10/03/2014
Một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại lúa Xuân 2014

Sâu bệnh luôn luôn là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả đối với cây trồng nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng. Cây lúa vụ xuân thường phải chịu nhiều tác động của thời tiết (rét giá, rét độc, âm u, độ ẩm cao ở đầu vụ, nắng nóng, mưa dông ở cuối vụ) và sâu bệnh các loại làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng đầu tư thâm canh của nông dân với cây lúa. Đây là điều kiện và là môi trường thuận lợi để sâu bệnh phát sinh phát triển, càng về cuối vụ càng nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, nhất là các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rày nâu các loại cuối vụ dễ gây thành dịch và làm thất thu đến mùa vụ sản xuất.

     Trên cơ sở đó, để chủ động các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân năm 2014 và đem lại hiệu quả cao. Chúng tôi xin khuyến cáo cùng bà con một số biện pháp kỹ thuật cơ bản trong phòng trừ sâu bệnh. Cụ thể là:

   Đối với bệnh hại lúa: Bệnh hại lúa có rất nhiều đối tượng gây hại trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, nhưng ở từng giai đoạn và tỉ lệ bệnh gây hại tăng lên theo tỉ lệ thuận với tiến độ phát triển của cây lúa. Từ nay đến khi lúa trỗ chín cần chú trọng các bệnh chính như:

- Bệnh đạo ôn  gây hại từ khi lúa đẻ rộ đến trỗ bông, nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến đứng cái. Nếu trong điều kiện thời tiết mưa phùn, thiếu ánh sáng, nhiệt độ trên dưới 25 độ và cây lúa quá dư thừa đạm. Bệnh đạo ôn nếu bị nặng sẽ làm cho cây lúa, lá lúa có màu nâu đỏ, cây bị lụi và lùn lại, lúa không trỗ bông được và còn gây hại trên bông, gié và hạt. Vì vậy, bà con  cần nắm rõ thực tế thời tiết và cây lúa để kiểm tra đồng ruộng , nhất là đối với các giống lúa dễ nhiễm bệnh đạo ôn như các giống lúa thuần, giống lúa lai có bản lá rộng ... để sớm phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời hiệu quả cao. Khi sử dụng thuốc trừ bệnh cần phải mua thuốc đúng thuốc và có địa chỉ rõ ràng của nhà sản xuất, cung cấp uy tín. Các loại thuốc cơ bản như Kabim, New Hinôsan, Fujioan...của Công ty thuốc BVTV–TW 1.

- Bệnh khô vằn : Bệnh xuất hiện tập trung vào giai đoạn từ khi lúa đứng cái làm đòng đến chắc xanh trên tất cả các giống lúa. Bệnh gây hại nhiều chủ yếu trên diện tích lúa mật độ quá dày, cây dư thừa đạm, độ ẩm cao và nhiệt độ trên 25 độ trở lên. Trước hết là ở bẹ lá, sau thì lên lá. Nếu bị quá nặng thì cũng như bệnh đạo ôn sẽ dẫn đến thất thu.

Bà con ta cần chú ý là: Khi phun phòng trừ bệnh cần phải phun kép (phun 2 lần, cách nhau 3-4 ngày) mới có hiệu quả cao .

 Về bệnh bạc lá: Đây là bệnh do vi khuẩn gây nên và không có thuốc đặc trị mà chủ yếu là bón phân cân đối đạm, lân, kaly, bón tập trung dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu, không bón đạm và bón nhiều vào thời điểm lúa đứng cái làm đòng. Tăng cường lân và kaly là tốt nhất .

- Về các bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen là do rầy nâu các loại mang bệnh và truyền bệnh. Biện pháp chủ yếu là vệ sinh đồng ruộng triệt để, phun phòng trừ rầy nâu ngay từ khi cây mạ. Khi bị bệnh chỉ có nhổ đi, vùi sâu trong đất và phun diệt rầy.

Đối với các loại sâu hại:

Sâu hại lúa xuân thường thường ở giai đoạn đầu, tỷ lệ bị hại là không đáng kể cây lúa đang ở thời kỳ phát triển mạnh, nên sâu hại như bọ trĩ, dòi đục nõn ... chưa cần phải sử dụng thuốc để phun trừ. Vào giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng và trỗ chín thì có nhiều đối tượng sâu hại như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân ... Nếu không kiểm tra phát hiện sớm các ổ sâu hại để phun trừ thì dễ bị mất năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .

  Vì vậy, biện pháp phòng trừ đối với từng đối tượng sâu hại như sau:

 - Đối với rầy nâu: Rầy nâu thường xuất hiện gây cháy vào giai đoạn lúa chắc xanh đến chín đỏ đuôi (vào nửa đầu tháng 5). Nên khi lúa có đòng non đến trỗ bông (vào nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5), bà con cần kiểm tra đồng ruộng phát hiện các ổ rầy, nhất là trên các giống lúa dễ nhiễm rầy, chân ruộng vụ trước đã bị cháy rầy để có biện pháp phun phòng trừ ngay. Để an toàn phòng cháy rầy tốt nhất nên phun phòng trừ trước và sau trổ 10-12 ngày. Theo kinh nghiệm thực tế thì bà con nên thả vịt khi lúa có đòng già hoặc diệt rầy bằng dầu ma zút trộn với cát hạt to ném đều trên ruộng trước khi trỗ 12-15 ngày... Cứ nửa lít dầu trộn với 4-5 kg cát và yêu cầu mực nước cao từ 15-20 cm.

 - Sâu  đục thân và sâu cuốn lá thường là lứa thứ 2, 3 trong năm, sâu non sẽ xuất hiện gây hại vào cuối tháng 4 khi lúa chuẩn bị trỗ và trỗ bông, nhất là trà lúa trỗ muộn. Nên biện pháp tốt nhất là triệt để làm tốt khâu phòng trừ rầy nâu thì sẽ diệt được cả các loại sâu khác. Khi sử dụng thuốc trừ sâu bà con nên dùng hỗn hợp thuốc trừ rầy với thuốc trừ sâu khác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn .

Tác giả: N-H.TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 2525


Các tin khác:
 Qua 3 năm ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng nghề lưới vây sâu rút chì (20/11/2013)
 Mô hình sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông (03/09/2013)
 Hội nông dân Nông Cống với phong trào phát triển kinh tế. (08/08/2013)
 39 trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Lộc đạt giá trị trên 1 tỷ đồng/năm (08/08/2013)
 Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống Phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (08/08/2013)
 Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa (07/05/2013)
 Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà (07/05/2013)
 Xã Quảng Lộc - Quảng Xương đẩy mạnh thâm canh cây rau màu vụ đông (06/12/2012)
 Mô hình khuyến nông chăn nuôi vịt an toàn sinh học (30/05/2012)
 NGA SƠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THUỶ SẢN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP (02/05/2012)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang