Số lượt truy cập
Hôm nay 29978
Hôm qua 58866
Tuần này 193548
Tháng này 3231374
Tất cả 193026958
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 08/12/2016
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham dự Hội thảo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

Ngày 02/12/2016, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh và Lãnh đạo tỉnh Lâm đồng Chủ trì Hội thảo.

Thành phần Hội thảo gồm Lãnh đạo một số Bộ, Ngành liên quan, một số Tổng Cục, Vụ, Viện, Trường; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Một số Doanh nghiệp, Ban quản lý khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Dự Hội thảo về phía Sở Nông nghiệp và PTNT có đồng chí Lê Như Tuấn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm trưởng đoàn, tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo phòng Trồng Trọt, Văn Phòng Sở, Ban quản lý dự án nông lâm nghiệp. Ngoài dự Hội thảo, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa cùng với Đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đã thăm quan một số cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Hình: Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn và Đoàn công tác thăm dây chuyền phân loại củ, quả trị giá 3,5 triệu USD của công ty TNHH SXTM nông sản Phong Thúy (tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng)

Hình: Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa Lê Như Tuấn

Hình: Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa Lê Như Tuấn và Đoàn công tác thăm dây truyền sản xuất nước ép Chanh Leo trị giá 6 triệu USD của Công ty TNHH TMDV Trường Hoàng tại Khu nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

Hình: Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa thăm cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao trồng rau sạch thủy canh của Công ty TNHH Đà Lạt GAP

Hình: Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa thăm cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo

của Công ty cổ phần dược thảo Thiên Phúc

Kết quả Hội thảo đã xác định Nông nghiệp có vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.Trong bối cảnh hiện nay, việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 cùng với việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng tạo ra những khó khăn, thách thức rất lớn phải nỗ lực vượt qua cho ngành nông nghiệp. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một hướng đi tất yếu đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

Hình: Hội thảo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 củaThủ tướng Chính phủ, đến nay cả nước đã triển khai thực hiện 06 nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình. Các đề tài, dự án thuộc Chương trình đều tập trung vào các đối tượng, sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm mang lại giá trị gia tăng cao, đặc biệt là sản xuất rau, quả đảm bảo ATTP ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động tại Lâm Đồng (lúa, ngô, bò sữa, rau quả tươi, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa - hoàn thiện quy trình xử lý quả vú sữa và chuyển giao cho doanh nghiệp phục vụ mở cửa thị trường xuất khẩu quả vú sữa sang các thị trường Mỹ, Nhật, EU…; hoàn thiện quy trình sản xuất quả dâu tây ứng dụng công nghệ tự động hóa từ khâu nhân giống đến chăm sóc, tưới nước tiết kiệm kết hợp cung cấp dinh dưỡng cho cây, quản lý sản xuất dâu tây an toàn, hạ giá thành dâu tây và thay thế nguồn quả dâu tây nhập khẩu; hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất quả chanh leo ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động, cung cấp nguồn  nguyên liệu quy mô lớn cho nhà máy chế biến nước quả phục vụ xuất khẩu; hoàn thiện quy trình sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất theo hướng VietGAP, nâng cao thu nhập cho người dân vùng kháng chiến tại Hậu Giang; rút ngắn thời gian tạo giống ngô lai, cung cấp giống ngô lai quy mô lớn cho thị trường trong nước). Các nhiệm vụ mở mới năm 2017 thuộc Chương trình tiếp tục tập trung vào mục tiêu ứng dụng công nghệ cao (công nghệ tự động, bán tự động, công nghệ sinh học) để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam như: ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất rau quả ATTP; ứng dụng công nghệ tinh phân ly giới tính và công nghệ phôi trong sản xuất bò sữa cao sản ở Việt Nam; ứng dụng công nghệ gen chọn tạo các dòng lợn thuần có khả năng sinh sản và sinh trưởng cao từ các nguồn gen nhập khẩu (Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch và Đài Loan) phục vụ chăn nuôi công nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong nhân giống mía quy mô công nghiệp và sản xuất mía hàng hóa năng suất, chất lượng cao tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên và một số tỉnh có lợi thế; phát triển giống mới lan hồ điệp và lan vũ nữ quy mô công nghiệp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Về quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Ngày 04/5/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 575/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; theo đó, từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tính đến nay, cả nước mới có 02 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ thành lập, đó là: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (thành lập theo Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 27/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (thành lập theo Quyết định số 2292/QĐ-TTg, ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ).  03 địa phương (Thái Nguyên, Thanh Hóa, Lâm Đồng) thuộc quy hoạch tổng thể tại Quyết định 575/QĐ-TTg đã xây dựng đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gửi Bộ Nông nghiệp & PTNT để xem xét tổ chức thẩm định. Hiện tại địa phương đang hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến góp ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT  và các Bộ ngành liên quan. 05 địa phương còn lại (Cần Thơ, Bình Dương, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa) chưa chủ động lập hồ sơ để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Quyết định thành lập khu, mặc dù trong đó một số mô hình khu như: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa đã đi vào hoạt động khá hiệu quả.

Kết quả phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến nay Bộ Nông nghiệp và PTNTđã tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho 25 doanh nghiệp nông nghiệp đáp ứng các tiêu chí (quy định tại Luật Công nghệ cao, Quyết định 69/2010/QĐ-TTg, Quyết định 19/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), trong đó: 09 Doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất trồng trọt (rau ATTP, hoa); 8 Doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực chăn nuôi (bò sữa, lợn, gà); 8 Doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gồm: Công ty TNHH hữu hạn Agrivina; Công ty Cổ phần CNSH Rừng hoa Đà Lạt; Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH; Công ty TNHH hữu hạn Đà Lạt GAP; Công ty TNHH hữu hạn thương mại dịch vụ Trường Hoàng; Công ty TNHH lợn giống DABACO; Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO; Công ty TNHH một thành viên lợn giống Lạc Vệ; Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển chăn nuôi gia công; Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO; Công ty TNHH Đầu tư Phát triển chăn nuôi lợn DABACO; Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam; Công ty TNHH MTV Hải Nguyên ; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh; Công ty CP Thủy sản Trung Sơn; Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam; Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên; Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc; Công ty cổ phần Trung Sơn; Doanh nghiệp tư nhân thủy sản Đắc Lộc; Công ty TNHH Trang trại Langbiang; Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy; Công ty TNHH Hoa Mặt Trời; Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung; Công ty cổ phần Long Đỉnh).

Hội thảo cũng đã nêu ra một số tồn tại, hạn chế, đó là: Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp không đồng bộ, giá trị sản xuất nông nghiệp chưa cao, KHCN chưa phát huy vai trò là động lực, là đòn bẩy trong sản xuất, sự gắn kết giữa KHCN và hoạt động sản xuất kinh doanh còn khiêm tốn. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa đảm bảo giảm thiểu được ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu bất thuận đến sản xuất nông nghiệp. Xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn quốc và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đáp ứng kế hoạch đã đề ra. Công tác triển khai xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thường bị kéo dài do những chậm trễ liên quan đến công tác quy hoạch, khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư...

Nguyên nhân của tồn tại hạn chế là kinh tế hộ với ruộng đất manh mún đã gây lực cản cho việc ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa) trên quy mô lớn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đồng bộ. Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn lớn. Trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học – Doanh nghiệp – Nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chưa có nhiều công nghệ cao trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam. Một số địa phương chạy đua trong việc xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng nguồn lực có hạn, trông chờ chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Nhiều địa phương đề xuất bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng chưa có sự chuẩn bị về căn cứ pháp lý cũng như nguồn lực để xây dựng khu; chưa chủ động trong công tác quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch...

Qua đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các ý kiến tham luận, Hội thảo thống nhất kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan về một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:

* Một là: Tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Hoàn thiện, hệ thống văn bản QPPL hướng dẫn thực hiện Chương trình;  Hoàn thiện chính sách về tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa trên quy mô lớn phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Viêt Nam; Chích sách về hợp tác công tư, liên kết tổ chức KH&CN với doanh nghiệp, liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp nông thôn thông qua việc hoàn thiện các văn bản phục vụ quản lý vật tư, sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm; Cụ thể hóa các chính sách về đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ  trong sản xuất nông nghiệp. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ về lãi suất tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

* Hai là: Tăng cường vốn đầu tư công cho ngành nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (thực hiện hỗ trợ xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định. Thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã quy hoạch; Tăng cường năng lực, tính năng động của các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao hiện có; Rà soát, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu chuyển giao, tăng cường năng lực của hệ thống nghiên cứu;Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi thông tin KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp; Nhập các công nghệ, bí quyết công nghệ từ nước ngoài; Phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...).

* Ba là: Tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ: tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đóng vai trò chủ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi, đáp ứng tiêu chuẩn quy chuẩn.

* Bốn là: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ KHCN, ứng dụng công nghệ cao đã được phê duyệt tại Quyết định 1895/QĐ-TTg

* Năm là: Các địa phương trong quy hoạch khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ động trong việc cân đối ngân sách địa phương cũng như huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngân sách Trung ương

* Sáu là: Tăng cường thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến các tổ chức và cá nhân trong xã hội để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam./.

Tác giả: Nguyễn Trọng Quyền - Phó Chánh văn phòng Sở.
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 36842


Các tin khác:
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất vụ Đông năm 2016- 2017 và triển khai Phương án sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2017 (30/11/2016)
 Đoàn công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Chi Lê thăm mô hình trồng thử nghiệm cây Diêm mạch tại Thanh Hóa (16/11/2016)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa Lê Như Tuấn làm việc với Trung tâm NCƯD KHKT Chăn nuôi (10/11/2016)
 Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở (02/11/2016)
 CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN (01/11/2016)
 GIÁ TRỊ CÁC LOÀI LAN QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, THANH HÓA (01/11/2016)
 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh làm việc với tỉnh Thanh Hóa về kết quả sản xuất vụ Thu Mùa năm 2016 và tiến độ sản xuất vụ Đông năm 2016-2017 (31/10/2016)
 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức Luật Thú y (25/10/2016)
 Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2016 (20/10/2016)
 Triển lãm, giới thiệu các sản phẩm du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (22/09/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang