Số lượt truy cập
Hôm nay 79346
Hôm qua 58866
Tuần này 242916
Tháng này 3280742
Tất cả 193076326
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/03/2014
Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2013; triển khai nhiệm vụ năm 2014

Sáng ngày 28/02/2014, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2013; triển khai nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Lê Như Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở, Chủ tịch Hội đồng KH&CN ngành; đồng chí Mai Bá Luyến, Phó Giám đốc Sở đồng chủ trì Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo và Chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ; Lãnh đạo Sở, Trưởng các phòng Sở, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT; chủ tịch các Hội nghề nghiệp trong Ngành; đại diện chủ nhiệm các đề tài/dự án cấp tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh dự và đưa tin Hội nghị.

Năm 2013, Hội đồng khoa học và công nghệ ngành đã tổ chức họp, đánh giá và lựa chọn các danh mục đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2014 mang tính cấp thiết, tính mới, tính sáng tạo của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; trong đó có 03 đề tài/dự án được UBND tỉnh phê duyệt Quyết định triển khai; 12 đề tài/dự án cấp Nhà nước, 06 đề tài dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, 09 đề tài, dự án Bảo tồn gen gửi Bộ Khoa học và Công nghệ; 01 dự án cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT Ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Về kết quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ: Các đơn vị trực thuộc  đã thực hiện 44 đề tài, dự án khoa học và công nghệ gồm: 07 đề tài cấp cơ sở; 33 đề tài/dự án cấp tỉnh (11 đề tài/dự án mới được phê duyệt năm 2013, 22 đề tài/dự án thực hiện chuyển tiếp từ năm 2012); 04 đề tài/dự án cấp Bộ. Cụ thể:

+ Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật: Tổng số nhiệm vụ thực hiện là 05 đề tài cấp tỉnh, 01 dự án cấp Bộ.Các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật chủ yếu tập trung vào công tác chọn tạo các loài giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu; xây dựng các mô hìnhcác loài cây trồng có giá trị kinh tế, từ đó đánh giá và nhân rộng trong sản xuất, đời sống

+ Lĩnh vực chăn nuôi, thú y: Trong năm 2013, đã thực hiện 02 đề tài cấp tỉnh và 04 dự án nhánh. Kết quả ứng dụng sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam đã tuyển chọn được 120 con trâu cái địa phương để phối giống với tinh trâu đực Murra, kết quả phối giống tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung cho thấy tỷ lệ phối giống có chửa tinh trâu nội và Murra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đạt cao (48-51%). Việc ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, lai tạo, chọn lọc giống năng suất chất lượng cao trong chăn nuôi đã tạo ra bước đột phá nâng cao chất lượng đàn gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Tổng số nhiệm vụ thực hiện: 24 đề tài/dự án, các đề tài/dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp tập trung vào công tác điều tra, bảo tồn và phát triển một số loài động, thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHCN Lâm nghiệp đang triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen Sến mật (Madhuca pasquieri) tại Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa”: đề tài đã điều tra, phân tích một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất dưới tán rừng; điều tra 1.000 cây Sến mật đủtiêu chuẩn làm cây mẹ; theo dõi chu kỳ ra hao, kết quả của cây Sến mật; chuẩn bị vật tư, vật liệu phục vụ công tác sản xuất cây giống; lập 03 ô thí nghiệm điều khiển diễn thế Lim-Sến; lập hồ sơ thiết kế Sến mật dưới các tán che khác nhau.

Bên cạnh công tác bảo tồn loài, các đơn vị đã chủ đồng phối hợp triển khai các dự án xây dựng mô hình canh tác nhằm pháp triển hình thức sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân miền núi, đặc biệt là dân cư sống trong vùng lõi, vùng đất dốc.

+ Lĩnh vực thủy sản: Các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực thuỷ sản tập trung nghiên cứu các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao như: cá Hồi Vân, Hầu Thái Bình Dương,..tạo hướng đi mới cho ngành thủy sản trong tỉnh nói chung và sự phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người nuôi nói riêng, đặc biệt là các hộ nuôi huyện miền núi. Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản tập trung đầu tư nguồn lực nghiên cứu các giải pháp sản xuất giống nhằm nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, cua, ngao, đồng thời giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Ngoài ra, trong năm 2013, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thực hiện thành công đề tài “Xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển Thanh Hóa, làm cơ sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản”: Kết quả của đề tài đã xác định được bãi đẻ, mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế như: cá nục Sồ, cá Bánh đường, cá Mối thường và  đề xuất các giải pháp bảo vệ một số loài cá có giá trị khoa học và kinh tế tại vùng biển Thanh Hóa thiết thực và hiệu quả.

+ Lĩnh vực  bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn: Các đơn vị đã tập trung đầu tư thực hiện các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ trong công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia trại và trang trại, các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn sản xuất phân bón, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hỗ trợ nhân rộng kết quả xây dựng hầm BIOGAS theo công nghệ mới trong chương trình sử dụng khí sinh học ở nông thôn. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu róm thông BIOVERIN. Các chế phẩm BIOVERIN sản xuất ra có hiệu quả tốt và được phổ biến ứng dụng rộng rãi.

- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới: Nhằm thực hiện mục tiêu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã xây dựng một số mô hình nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, từ đó đánh giá hiệu quả để tổ chức nhân rộng trên phạm vi cả tỉnh, như: “Nghiên cứu xác lập hệ thống tiêu chí làng, bản văn hóa phát triển bền vững với các vùng miền đáp ứng yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới.”; “Nghiên cứu xây dựng mô hình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và bồ đội ở một số vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới Thanh Hóa.”; Ứng dụng khoa học công nghệ nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo” nhằm nâng cao đời sống hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ tại Thanh Hóa.

 - Về kết quả ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp: Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp thực hiện 32 mô hình trình diễn từ các nguồn: Chương trình Mục tiêu địa phương (7 mô hình); Chương trình đặc thù (4 mô hình); Chương trình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (18 mô hình). Các mô hình tập trung triển khai các ứng dụng về cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học, mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt ATSH, mô hình trồng rừng thâm canh, mô hình Xây dựng tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất muối sạch, mô hình trồng rừng thâm canh cây keo mô, mô hình ứng dụng máy dò ngang JMC SCL- 1000, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP, mô hình nuôi tôm he chân trắng theo hướng VietGAP.

- Về hoạt động khoa học và công nghệ trong quản lý Nhà nước: Ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc theo quy trình khép kín. Xây dựng phần mềm về quản lý công tác cán bộ; phần mềm báo cáo nhanh; phần mềm Quản lý các chương trình, dự án do Sở làm Chủ đầu tư; phần mềm Cung cấp Dịch vụ công; phần mềm quản lý hệ thống đê điều và các công trình phòng chống lụt bão; phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; phần mềm Quản lý và báo cáo số liệu chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá,...Các phòng, Chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai xây dựng và áp dụng Quy trình ISO 9001-2008 trong tất cả các lĩnh vực của ngành quản lý và được Cơ quan chức năng - Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cấp giấy chứng nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khoa học và công nghệ ngành còn một số tồn tại, hạn chế: Cán bộ tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại các đơn vị quản lý còn hạn chế về số lượng cũng như trình độ chuyên môn; một số đơn vị, cá nhân chưa coi trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN; danh mục đề xuất đề tài/dự án với số lượng tương đối lớn, tuy nhiên số lượng danh mục được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện thì rất hạn chế; các đề tài/dự án KH&CN sau khi nghiệm thu kết quả đạt chưa được quan tâm đúng mức, nhiều đề tài chưa đề xuất tổ chức triển khai sản xuất thử, nhân rộng mô hình; một số đơn vị chưa chủ động kinh phí để thực hiện các đề tài/dự án cấp cơ sở, do đó số lượng đề tài/dự án cấp cơ sở thực hiện hàng năm còn ít; hoạt động của Hội đồng KH&CN ngành, công tác tổng kết khoa học và công nghệ  ngành chưa được triển khai thường xuyên; công tác quản lý khoa học và công nghệ của ngành đối với các đơn vị trực thuộc còn những hạn chế và bất cập

Tại Hội nghị, các đồng chí đại biểu đã thống nhất cao nội dung đã nêu trong báo cáo.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Như Tuấn đã đánh giá cao tinh thần chủ động đấu mối, phối hợp thực hiện công tác khoa học và công nghệ của các đơn vị trực thuộc Sở trong năm qua. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2014, đồng chí yêu cầu các phòng Sở, đơn vị trực thuộc có liên quan: tập trung thực hiện tốt các chủ trương về phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh; duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban, tổng kết về hoạt động khoa học và công nghệ Ngành; biểu dương tinh thần của các cá nhân, tập thể trong công tác phát hiện ý tưởng thực hiện đề tài/dự án khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; phân công cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Thực hiện tốt việc đăng ký các đề tài/dự án của các cấp; sáng kiến kỹ thuật; đăng tải các kết quả nghiên cứu trên Báo, Tạp chí Khoa học, Trang thông tin điện tử Sở,...; chủ động nguồn kinh phí tự có để thực hiện các đề tài cấp cơ sở. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về công tác khoa học và công nghệ theo đúng quy định./.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14576


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)


Các tin khác:
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/2022)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/2022)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đi kiểm tra, chỉ đạo sản xuất tại các huyện Yên Định và Hậu Lộc (09/02/2022)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thăm, gặp mặt đầu xuân tại Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa (08/02/2022)
 Đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác gặp mặt đầu xuân tại Sở Nông nghiệp và PTNT (07/02/2022)
 Thông báo tuyển dụng viên chức cho các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa năm 2021 (18/01/2022)
 "Tết sum vầy - Xuân bình an" cho đoàn viên, người lao động (13/01/2022)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 (10/01/2022)
 Tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác (07/01/2022)
 Năm 2022, Thanh Hoá phấn đấu trồng mới 1.000 ha cây gai xanh nguyên liệu (28/12/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang