Số lượt truy cập
Hôm nay 29944
Hôm qua 39190
Tuần này 134648
Tháng này 3172474
Tất cả 192968058
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 15/03/2016
Hiểm họa từ ô nhiễm nguồn nước


  • Báo cáo môi trường Quốc gia do Bộ tài nguyên và môi trường công bố đã cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ở mức báo động và quan trọng nhất vẫn chưa có một cơ chế quản lý rõ ràng.

     

    Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí do bụi và khí thải, ô nhiễm đất do chất thải và hóa chất dư thừa chưa có cơ chế xử lý chặt chẽ đang trở thành nguy cơ biến những thành quả, nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở nông thôn thành vô nghĩa. Nhiều làng quê đang phải đối mặt với tình trạng bệnh tật và suy thoái giống nòi.


     
    Từ năm 2011-2012, Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước thuộc Bộ Tài  nguyên và Môi trường đã công bố danh sách 37 làng ung thư trên toàn quốc. Đây là kết quả của cuộc điều tra khảo sát 22 tỉnh, thành trong cả nước. Điểm chung ở 37 ngôi làng này là nguồn nước người dân đang sử dụng bị ô nhiễm trầm trọng.


     
    Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước ô nhiễm Asen con người có thể bị mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Asen còn gây nhiễm độc hệ tuần hoàn khi uống phải nước có hàm lượng Asen 0,1mg/l. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm amoni, nitrate, nitrit gây mắc bệnh trả da xanh, thiếu máu ở trẻ, gây ung thư ở người lớn. Nhiễm natri gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch. Tiếp xúc và sử dụng lâu ngày nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.

     

     

    Hiểm họa từ ô nhiễm nguồn nước

     
    Đầu năm 2015, Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước đã tiếp tục công bố danh sách 10 ngôi làng có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất trong số các làng ung thu trên toàn quốc. Qua đó, danh sách này cũng chỉ ra bệnh tật gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm nguồn nước của địa phương.


     
    Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việc giải quyết vấn đề nguồn nước cần phải có cơ chế của Nhà nước, vừa nâng cao nhận thức của người dân. Người dân cần có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng nước, sử dụng giếng khoan cẩn thận. Nếu không chính chúng ta sẽ tạo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm…”


     
    Để cải thiện được tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn hiện nay cần có một “nhạc trưởng” chịu trách nhiệm về vấn đề này và kêu gọi người dân nâng cao ý thức cùng  bảo vệ môi trường chung. Đồng thời tăng cường mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch để tăng tỉ lệ sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn, đặc biệt những vùng gặp khó khăn về nước sạch.

Nguồn tin: Trung tâm Quốc gia nước sạch và VSMT NT
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 6962


Các tin khác:
 Thanh Hóa chủ động thực hiện cơ chế thi đua, khen thưởng góp phần đẩy mạnh phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (02/03/2016)
 Lực lượng vũ trang Thanh Hóa chung sức xây dựng NTM (15/01/2016)
 Vì sao tiến độ NTM ở Mường Lát chậm? (15/01/2016)
 Xây dựng NTM ở Bá Thước (15/01/2016)
 Kinh nghiệm xây dựng NTM ở Hà Tĩnh (15/01/2016)
 Phát triển kinh tế biển góp phần xây dựng NTM (15/01/2016)
 Xã Xuân Du, huyện Như Thanh thực hiện lời dạy của Bác phấn đấu sớm trở thành xã Kiểu mẫu (15/01/2016)
 Đổi thay trên vùng đất Định Long (15/01/2016)
 Xây dựng NTM ở Minh Lộc (15/01/2016)
 Phụ nữ huyện Thọ Xuân chung sức xây dựng NTM (15/01/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang