Số lượt truy cập
Hôm nay 75652
Hôm qua 58866
Tuần này 239222
Tháng này 3277048
Tất cả 193072632
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 15/01/2016
Kinh nghiệm xây dựng NTM ở Hà Tĩnh

    Là một tỉnh nghèo, có 235 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Khi bắt đầu triển khai, bình quân toàn tỉnh đạt dưới 4,1 tiêu chí/xã. Song, vượt qua nhiều khó khăn, Hà Tĩnh đã chỉ đạo quyêt liệt và có nhiều cách làm sáng tạo, đến nay,sau gần 5 năm thực hiện Hà Tĩnh đã trở thành một trong những tỉnh có phong trào đi đầu cả nước. Bình quân toàn tỉnh đạt 12,08 tiêu chí/xã, có 26 xã đạt chuẩn NTM, không còn xã dưới 7 tiêu chí và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng (riêng các xã đạt chuẩn đạt trên 25 triệu đồng), tỷ lệ hộ nghèo còn 7,42%.

   Quyết liệt trong chỉ đạo và sáng tạo trong thực hiện

   Chúng tôi trở lại thăm Hà Tĩnh trong những ngày đầu thu năm 2015, đi qua các vùng quê thấy được không khí sôi nổi thi đua lao động sản xuất từ đồng ruộng đến các trang trại và sự chạy đua với thời gian để hoàn thành các hạng mục công trình theo đúng mục tiêu, kế hoạch của năm 2015 đã đề ra.

   Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Ngọc Sơn - Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh VPĐP NTM tỉnh, cho biết: Thực hiện xây dựng NTM, Hà Tĩnh xác định đây là Chương trình lớn, có ý nghĩa thiết thực không chỉ cho dân cư nông thôn mà cho toàn xã hội. Vì vậy, tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình cần phải đủ tầm, đủ chức năng, đủ điều kiện để thực hiện,…vì vậy Hà Tĩnh đã thành lập hệ thống VPĐP xây dựng NTM từ tỉnh đến huyện, đối với VPĐP NTM cấp tỉnh là cơ quan chuyên trách, độc lập, trực thuộc UBND tỉnh, gồm 36 cán bộ, trong đó có 27 cán bộ được điều động từ các Sở, ban ngành cấp tỉnh và có chính sách đặc thù cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM.

   Mặt khác, xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những mục tiêu cốt lõi trong xây dựng NTM,do đó đãban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm được triển khai (năm 2011); quy hoạch 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; thành lập Tổ tư vấn chính sách, vay vốn ở cấp xã để trực tiếp tư vấn cho các hộ dân xây dựng các mô hình sản xuất, trình tự, thủ tục, hồ sơ để được hưởng chính sách, thông qua tư vấn đã giúp người dân nhận thức được vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Kết quả, trong 5 năm, cấp tỉnh đã ban hành hơn 10 nghị quyết, quyết định về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) tham gia trên lĩnh vực phát triển sản xuất. Các cơ chế, chính sách đó đã kích cầu nguồn lực rất lớn từ DN, nguồn tín dụng, tài trợ đến tận mỗi người dân. Đã có hàng trăm tỷ đồng được giải ngân từ ngân sách cấp tỉnh theo các nghị quyết, quyết định khuyến khích, hỗ trợ trên lĩnh vực phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng NTM. Riêng năm 2014, tiền giải ngân từ nguồn chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ước đạt trên 100 tỷ đồng và năm 2015, dự kiến trên 120 tỷ đồng. Cùng với các chính sách của tỉnh, các địa phương cũng đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển sản xuất. Đến nay, Hà Tĩnh đã có trên 7.900 mô hình sản xuất cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Những mô hình chăn nuôi lợn trên 1.000 con/lứa, chăn nuôi hươu, bò quy mô hàng trăm con, nuôi trồng thủy sản, sản xuất rau màu hàng chục ha,... đều có ở miền núi, đồng bằng và vùng biển, đã thay được đổi tư duy sản xuất “manh mún, nhỏ lẻ” của người nông dân. Nhiều nông dân đã thực sự trở thành ông chủ, biết làm chủ KHKT trong quản lý, giao dịch với đối tác.

   Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc bảo vệ môi trường, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, phát triển kinh tế hộ gia đình,qua đó gìn giữ đặc tính riêng của làng quê “sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên, sự tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng thôn xóm”.  Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ cho thôn đạt danh hiệu “khu dân cư NTM kiểu mẫu” số tiền 300 triệu đồng.

   Đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đã nhựa hóa và bê tông hóa hơn 3.457km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa 719km kênh mương nội đồng; xây dựng 610km đường điện; đầu tư, nâng cấp 330 trường học, 91 trạm y tế; xây dựng, nâng cấp 101 nhà văn hóa xã, 72 khu thể thao xã, 968 nhà văn hóa thôn, 880 khu thể thao thôn, 56 khu nghĩa trang, 61 điểm tập kết chất thải rắn, xoá bỏ 13.260 nhà tạm.

   Phong trào văn hóa, thể thao được quan tâm, chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa được nâng lên; các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy; chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, khám - chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được cải thiện; môi trường được cải thiện một bước. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.

   Đi trên các vùng quê Hà Tĩnh hôm nay, ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của bộ mặt nông thôn. Đó là kết quả của sự nỗ lực vật lộn của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh vì công cuộc đổi mới để đưa lại một diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn đầy ấn tượng. Thành quả hôm nay là tiền đề để Hà Tĩnh tiếp tục bứt phá trở thành tỉnh điển hình của cả nước về phát triển toàn diện nói chung, NTM nói riêng.

    Vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng NTM ở Thanh Hóa

   Thanh Hóa thực hiện xây dựng NTM trong điều kiện là tỉnh lớn, có số lượng đơn vị hành chính cấp xã nhiều, điểm xuất phát thấp. Tuy nhiên, với những chủ trương, Nghị quyết đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn, được cả hệ thống chính trị vào cuộc, được nhân dân tích cực tham gia với vai trò là chủ thể, chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã thu được nhiều kết quả quan trọng,cuộc sống người dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, Hạ tầng kinhtế, xã hội nông thôn từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn; đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quảtheo hướng hàng hóa; các hoạt động văn hoá - thể thao được duy trì và phát triển, y tế giáo dục tiếp tục được chăm lo; môi trường nông thôn sạch, đẹp; an ninh trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo; diện mạo làng, xã đã có nhiều khởi sắc. Đến nay, bình quân toàn tỉnh đạt 13,3 tiêu chí/xã, có 113 xã và 52 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Với những cánh làm sáng tạo và kết quả đạt được, Thanh Hóa được Trung ương và các tỉnh bạn đánh giá cao là một trong những tỉnh đứng tốp đầu cả nước.

    Kết quả đạt được sau 5 năm là rất quan trọng, nhưng vẫn còn một số tồn tại hạn chế, như: công tác chỉ đạo, điều hànhở một số địa phương chưa quyết liệt, nên kết quả xây dựng NTM chuyển biến chậm và chưa vững chắc. Việc tham gia chỉ đạo các địa phương theo lĩnh vực chuyên môn của một số thành viên BCĐ cấp tỉnh chưa rõ và thiếu kế hoạch cụ thể, chưa thể hiện được nhiều trong chung sức xây dựng NTM;Quyhoạch ở một số xã bất cập, thiếu tính liên kết; Sản xuất nông nghiệpvẫn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu làkinh tế hộ, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất chậm, thu nhập của người dân thấp, ngành nghề nông thôn chậm phát triển, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chưa nhiều và thiếu sức cạnh tranh, đầu ra không ổn định; mô hình phát triển sản xuất hiệu quả và có thể nhân rộng chưa nhiều, quy hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy bảo quản, chế biến nông sản chưa được quan tâm đúng mức. Việc huy động tham gia đóng góp của ngườidân ở một số địa phương vẫn chưa thực hiện tốt Quy chế dân chủ, vai trò chủ thể của người dân chưa được phát huy, việc công khai, minh bạch chưa thực hiện nghiêm túc, một số xã còn nợ đọng xây dựng cơ bản, việc lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án với chương trình xây dựng NTMcòn lúng túng; Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn chậm được giải quyết; Tiến độ thực hiện một số công trình được hỗ trợ hàng năm theo chính sách NTM của tỉnh còn chậm.

   Thiết nghĩ, để Chương trình xây dựng NTM Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 đạt nhiều kết quả và bền vững, thì: Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải thực sự tâm huyết, trăn trở; Văn phòng Điều phối các cấp phải đủ tầm, đủ chức năng và điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ được giao; Làm tốt công tác tuyên truyền và phát huy quy chế dân chủ cơ sở; Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đảm bảo tính liên kết; Có cơ chế hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất theo hướng hỗ trợ lãi suất, hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua các tổ chức như Tổ hợp tác, Hợp tác xã,doanh nghiệp hoặc tổ chức chính trị xã hội ở địa phương để thực hiện dự án phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thay vì hỗ trợ trực tiếp như hiện nay;Ban hành khung hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để tập trung cho Chương trình xây dựng NTM; Các ngành thành viên BCĐ và các ban, ngành cấp tỉnh cần bám sát chức năng, nhiệm vụ của ngành, kế hoạch công tác của BCĐ để theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành và thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa bàn được phân công.

Nguồn tin: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7096


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang