Số lượt truy cập
Hôm nay 80517
Hôm qua 58866
Tuần này 244087
Tháng này 3281913
Tất cả 193077497
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 15/01/2016
Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở bản Ngàm

   Sau 3 năm đoàn kết, chung sức xây dựng, ngày 15-7-2015, bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) đã chính thức được công nhận bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Có được kết quả này là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng vượt lên trước những khó khăn về địa lý, phong tục tập quán của người dân một bản vùng cao thuộc diện 135.

   Là một xã biên giới, đường giao thông đi lại khó khăn, cùng với trình độ dân trí thấp là rào cản lớn để Sơn Điện phát triển kinh tế. Không những vậy, do đặc thù về địa hình nên đất canh tác của xã cũng ít, vì vậy muốn phát triển kinh tế đều dựa vào rừng, tuy nhiên tình trạng khai thác bừa bãi trước kia đã để lại hậu quả rừng cạn kiệt, đói nghèo luôn ở trước mắt. Từ những nguyên nhân trên, nên khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM của huyện, bản Ngàm đã gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, tuy nhiên sự nỗ lực cống gắng của dân bản cùng với sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong công tác tập hợp, vận động nhân dân, tạo nên sự đoàn kết, đồng lòng.

   Khi triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bản mới đạt 7 tiêu chí, 7 tiêu chí còn lại mới đạt khoảng 40-60%. Kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn nên việc huy động để XDNTM không dễ dàng gì. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa xã hội của XDNTM vẫn còn… Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị và hệ thống loa truyền thanh, công tác tuyên truyền đã làm cho cộng đồng dân cư dần nhận thức được người dân là chủ thể, từ trách nhiệm, nghĩa vụ đến quyền lợi tất cả đều của dân, do dân và vì dân.

   Trước thực tế đó, ngay sau khi kế hoạch XDNTM của huyện được ban hành, bản Ngàm thành lập ban phát triển XDNTM với sự tham gia của các đoàn thể do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban. Song song với công tác tuyên truyền, nhiệm vụ hàng đầu được xác định là bằng mọi cách giúp dân bản phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập thì mới huy động nội lực để xây dựng. Thế mạnh của địa phương là kinh tế rừng, tuy nhiên nếu cứ tập trung khai thác thì chẳng những không đem lại hiệu quả mà sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy kết hợp giữa khai thác, bảo vệ và chế biến được chọn làm giải pháp lâu dài cho việc nâng cao thu nhập của người dân. Với đặc điểm rừng Quan Sơn rất phong phú các loại cây vầu, nứa, vì vậy nguyên liệu này làm đặc sản của địa phương. Trước đây khi khai thác do chỉ quan tâm đến số lượng nên bà con thường tận dụng cả đến những cây non, cây đang sinh trưởng, như vậy vô tình đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của rừng vầu. Chủ trương sơ chế tại chỗ vừa nâng cao giá trị của nguyên liệu vừa tạo công ăn, việc làm cho lao động tại chỗ được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ có điều kiện phát triển. Tính đến tháng 9-2015, cả xã Sơn Điện có 29 cơ sở chế biến dăm mành nguyên liệu vầu, tại đây đang tạo việc làm cho trên 500 lao động với thu nhập bình quân từ 5-7,5 triệu đồng/lao động/tháng và hàng trăm lao động phục vụ khác như khai thác, vận chuyển... Đồng thời các mô hình phát triển kinh tế gia đình cũng được chú trọng như: đưa các loại giống mới vào canh tác trên 28ha lúa nước, nâng năng suất lúa từ 35 tạ lên 43 tạ/ha/vụ, các phương pháp chăn nuôi bán chăn thả để khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc rừng tái sinh và tận dụng lợi thế 983 ha đồi rừng trong chăn nuôi… Động lực chính về cải thiện kinh tế của người dân bản Ngàm cơ bản được đáp ứng, cùng với đó là cách bảo vệ rừng hiệu quả. Có việc làm và thu nhập đều ngay tại địa phương đã góp phần ổn định đời sống của người dân Sơn Điện nói chung và bản Ngàm nói riêng. Từ chỗ tỷ lệ hộ nghèo cao, đến nay trên tổng số 72 hộ, bản Ngàm chỉ còn 2 hộ nghèo, bình quân thu nhập đầu người đạt 19,5 triệu đồng/khẩu/năm, cả bản có 10 xe ô tô vận tải các loại, 14 máy làm đất, 50% số hộ có máy xay sát gia đình, gần 100 xe gắn máy, tất cả các hộ đều có phương tiện nghe nhìn,… đời sống của người dân bản Ngàm không ngừng được cải thiện. Khi công tác tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức của người dân, đời sống kinh tế khá giả là lúc chi bộ Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo, tập hợp và khơi dậy tinh thần đoàn kết trong nhân dân để chung sức XDNTM. Bản Ngàm có 39 đảng viên, trong đó 100% đều tham gia sinh hoạt hội nông dân, đây là thế mạnh để các cấp hội tuyên truyền chủ trương về XDNTM.

   Cùng với phát triển kinh tế, bản Ngàm luôn chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với nguồn vốn ngân sách, ban vận động phát triển XDNTM của bản đã huy động sự đóng góp của dân bản, của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng các công trình dân sinh. Trong 3 năm triển khai XDNTM, bản Ngàm đã làm được 700m đường bê tông nội thôn trị giá trên 1,4 tỷ đồng, 100% số hộ có công trình vệ sinh tự hoại, không có nhà dột nát, đường dẫn về các xóm nhỏ trong bản được hiến đất nắn thẳng và đổ cấp phối, nhà văn hóa khang trang, trường học đạt chuẩn… Bộ mặt nông thôn miền núi của bản có nhiều khởi sắc, nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên rõ rệt nên cách nghĩ, cách làm của người dân cũng từng bước đổi thay theo hướng tích cực. Đời sống tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được giữ vững, bản được công nhận là bản đạt chuẩn NTM.

   Khác với các đơn vị miền xuôi, kinh nghiệm trong XDNTM của bản Ngàm được rút ra là làm sao cho người dân nhận thức đúng đắn được họ là chủ thể của chương trình từ nghĩa vụ đến quyền lợi được ví như khi xây dựng là “gieo hạt” và hưởng thụ là “gặt hái”. Biết kết hợp giữa sức dân với việc huy động các nguồn lực khác một cách đa dạng hóa tạo nên một nguồn lực tổng thể để không đặt gánh nặng lên “đôi vai riêng biệt nào”. Bám sát và vận dụng sáng tạo bộ tiêu chí quốc gia ứng với đặc điểm của địa phương sao cho phù hợp để phát huy hiệu quả xã hội của mỗi tiêu chí ngay trong quá trình xây dựng. Đặt nhu cầu của người dân và điều kiện của địa phương để chọn tiêu chí nào nên làm trước, nội dung nào nên làm sau. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò tập hợp của hệ thống chính trị, của các đoàn thể trong việc huy động nguồn lực, đưa ra kế hoạch cụ thể để thực hiện cho từng giai đoạn.

   Vượt qua những rào cản, đẩy lùi khó khăn, nâng cao đời sống của người dân là một thành công lớn trong phát triển kinh tế xã hội của bản Ngàm để XDNTM. Điều quan trọng, bền vững hơn là trong nếp nghĩ, cách sống, cách làm của người dân nơi đây đã thực sự đổi thay. Cuộc sống NTM của bản Ngàm chứa đựng trong niềm vui được mùa của bà con nông dân, trong mái trường đầy ắp tiếng cười trẻ thơ, trong sự ấm êm hạnh phúc của mỗi gia đình.                                                                          

   Sau 3 năm đoàn kết, chung sức xây dựng, ngày 15-7-2015, bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) đã chính thức được công nhận bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Có được kết quả này là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng vượt lên trước những khó khăn về địa lý, phong tục tập quán của người dân một bản vùng cao thuộc diện 135.

   Là một xã biên giới, đường giao thông đi lại khó khăn, cùng với trình độ dân trí thấp là rào cản lớn để Sơn Điện phát triển kinh tế. Không những vậy, do đặc thù về địa hình nên đất canh tác của xã cũng ít, vì vậy muốn phát triển kinh tế đều dựa vào rừng, tuy nhiên tình trạng khai thác bừa bãi trước kia đã để lại hậu quả rừng cạn kiệt, đói nghèo luôn ở trước mắt. Từ những nguyên nhân trên, nên khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM của huyện, bản Ngàm đã gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua, tuy nhiên sự nỗ lực cống gắng của dân bản cùng với sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong công tác tập hợp, vận động nhân dân, tạo nên sự đoàn kết, đồng lòng.

   Khi triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bản mới đạt 7 tiêu chí, 7 tiêu chí còn lại mới đạt khoảng 40-60%. Kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn nên việc huy động để XDNTM không dễ dàng gì. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa xã hội của XDNTM vẫn còn… Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị và hệ thống loa truyền thanh, công tác tuyên truyền đã làm cho cộng đồng dân cư dần nhận thức được người dân là chủ thể, từ trách nhiệm, nghĩa vụ đến quyền lợi tất cả đều của dân, do dân và vì dân.

   Trước thực tế đó, ngay sau khi kế hoạch XDNTM của huyện được ban hành, bản Ngàm thành lập ban phát triển XDNTM với sự tham gia của các đoàn thể do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban. Song song với công tác tuyên truyền, nhiệm vụ hàng đầu được xác định là bằng mọi cách giúp dân bản phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập thì mới huy động nội lực để xây dựng. Thế mạnh của địa phương là kinh tế rừng, tuy nhiên nếu cứ tập trung khai thác thì chẳng những không đem lại hiệu quả mà sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy kết hợp giữa khai thác, bảo vệ và chế biến được chọn làm giải pháp lâu dài cho việc nâng cao thu nhập của người dân. Với đặc điểm rừng Quan Sơn rất phong phú các loại cây vầu, nứa, vì vậy nguyên liệu này làm đặc sản của địa phương. Trước đây khi khai thác do chỉ quan tâm đến số lượng nên bà con thường tận dụng cả đến những cây non, cây đang sinh trưởng, như vậy vô tình đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của rừng vầu. Chủ trương sơ chế tại chỗ vừa nâng cao giá trị của nguyên liệu vừa tạo công ăn, việc làm cho lao động tại chỗ được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ có điều kiện phát triển. Tính đến tháng 9-2015, cả xã Sơn Điện có 29 cơ sở chế biến dăm mành nguyên liệu vầu, tại đây đang tạo việc làm cho trên 500 lao động với thu nhập bình quân từ 5-7,5 triệu đồng/lao động/tháng và hàng trăm lao động phục vụ khác như khai thác, vận chuyển... Đồng thời các mô hình phát triển kinh tế gia đình cũng được chú trọng như: đưa các loại giống mới vào canh tác trên 28ha lúa nước, nâng năng suất lúa từ 35 tạ lên 43 tạ/ha/vụ, các phương pháp chăn nuôi bán chăn thả để khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc rừng tái sinh và tận dụng lợi thế 983 ha đồi rừng trong chăn nuôi… Động lực chính về cải thiện kinh tế của người dân bản Ngàm cơ bản được đáp ứng, cùng với đó là cách bảo vệ rừng hiệu quả. Có việc làm và thu nhập đều ngay tại địa phương đã góp phần ổn định đời sống của người dân Sơn Điện nói chung và bản Ngàm nói riêng. Từ chỗ tỷ lệ hộ nghèo cao, đến nay trên tổng số 72 hộ, bản Ngàm chỉ còn 2 hộ nghèo, bình quân thu nhập đầu người đạt 19,5 triệu đồng/khẩu/năm, cả bản có 10 xe ô tô vận tải các loại, 14 máy làm đất, 50% số hộ có máy xay sát gia đình, gần 100 xe gắn máy, tất cả các hộ đều có phương tiện nghe nhìn,… đời sống của người dân bản Ngàm không ngừng được cải thiện. Khi công tác tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức của người dân, đời sống kinh tế khá giả là lúc chi bộ Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo, tập hợp và khơi dậy tinh thần đoàn kết trong nhân dân để chung sức XDNTM. Bản Ngàm có 39 đảng viên, trong đó 100% đều tham gia sinh hoạt hội nông dân, đây là thế mạnh để các cấp hội tuyên truyền chủ trương về XDNTM.

   Cùng với phát triển kinh tế, bản Ngàm luôn chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với nguồn vốn ngân sách, ban vận động phát triển XDNTM của bản đã huy động sự đóng góp của dân bản, của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng các công trình dân sinh. Trong 3 năm triển khai XDNTM, bản Ngàm đã làm được 700m đường bê tông nội thôn trị giá trên 1,4 tỷ đồng, 100% số hộ có công trình vệ sinh tự hoại, không có nhà dột nát, đường dẫn về các xóm nhỏ trong bản được hiến đất nắn thẳng và đổ cấp phối, nhà văn hóa khang trang, trường học đạt chuẩn… Bộ mặt nông thôn miền núi của bản có nhiều khởi sắc, nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên rõ rệt nên cách nghĩ, cách làm của người dân cũng từng bước đổi thay theo hướng tích cực. Đời sống tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được giữ vững, bản được công nhận là bản đạt chuẩn NTM.

    Khác với các đơn vị miền xuôi, kinh nghiệm trong XDNTM của bản Ngàm được rút ra là làm sao cho người dân nhận thức đúng đắn được họ là chủ thể của chương trình từ nghĩa vụ đến quyền lợi được ví như khi xây dựng là “gieo hạt” và hưởng thụ là “gặt hái”. Biết kết hợp giữa sức dân với việc huy động các nguồn lực khác một cách đa dạng hóa tạo nên một nguồn lực tổng thể để không đặt gánh nặng lên “đôi vai riêng biệt nào”. Bám sát và vận dụng sáng tạo bộ tiêu chí quốc gia ứng với đặc điểm của địa phương sao cho phù hợp để phát huy hiệu quả xã hội của mỗi tiêu chí ngay trong quá trình xây dựng. Đặt nhu cầu của người dân và điều kiện của địa phương để chọn tiêu chí nào nên làm trước, nội dung nào nên làm sau. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò tập hợp của hệ thống chính trị, của các đoàn thể trong việc huy động nguồn lực, đưa ra kế hoạch cụ thể để thực hiện cho từng giai đoạn.

    Vượt qua những rào cản, đẩy lùi khó khăn, nâng cao đời sống của người dân là một thành công lớn trong phát triển kinh tế xã hội của bản Ngàm để XDNTM. Điều quan trọng, bền vững hơn là trong nếp nghĩ, cách sống, cách làm của người dân nơi đây đã thực sự đổi thay. Cuộc sống NTM của bản Ngàm chứa đựng trong niềm vui được mùa của bà con nông dân, trong mái trường đầy ắp tiếng cười trẻ thơ, trong sự ấm êm hạnh phúc của mỗi gia đình.

        

 

                                                                              

Nguồn tin: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5717


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang